Nuôi tôm nước lợ năm 2023 và giải pháp năm 2024

Ngày 23/2/2024, tại hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2024” do Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức ở thành phố Bạc Liêu, Cục Thủy sản báo cáo nêu bức tranh khá toàn diện về kết quả năm 2023 và giải pháp trọng tâm cho năm 2024.

Tôm thẻ
Năm 2023 để lại nhiều thách thức

Năm 2023 để lại nhiều thách thức

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,45 tỷ USD (giảm 19,8% so với năm 2022).

Năm 2023 đi qua để lại một số khó khăn, thách thức chính. 

Về tôm giống: Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (83,5% tôm thẻ chân trắng, 16,5% tôm sú) và khai thác từ tự nhiên (33,3 % tôm sú). Nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản (khoảng 40% số cơ sở) nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch. Đây là những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện, nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.

Tôm giốngTôm giống. Ảnh: agrivina

Giá thành sản xuất tôm ở nước ta cao hơn các nước khác. Cụ thể, tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg Việt Nam nuôi tối thiểu khoảng 90.000 đồng (4 USD), trong lúc, Ấn Độ (3 USD), Ecuador (2,5 USD), như thế là Việt Nam đắt hơn 25%-37,5%.

Nguyên nhân, do chi phí thức ăn nuôi tôm đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống nhập khẩu tôm bố mẹ cao; nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện). Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ thường thiếu vốn sản xuất, phải mua chịu vật tư đầu vào, chịu lãi suất cao và không có cơ hội lựa chọn sản phẩm có chất lượng, lệ thuộc vào đại lý ảnh hưởng đến giá thành.  

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao, mặc dù diện tích nuôi lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp. 

Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản và cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ còn chậm. Tỷ lệ đăng ký thấp dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Dự báo năm 2024 và giải pháp trọng tâm để phát triển 

Năm 2024, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do xung đột giữa Nga và Ucraina, giao tranh giữa Israel – Hamas, tình hình bất ổn tại Trung đông khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao. Dự báo biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn xẩy ra ngay từ các tháng đầu năm 2024. Tình hình cung vượt cầu và giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia.

Bên cạnh những khó khăn, từ cuối năm 2023 đã có những tín hiệu tích cực hơn như sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc) khi doanh số xuất khẩu tôm liên tục tăng; Sự thay đổi về cơ cấu thủy sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các nước trong khu vực sau thông tin nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Nhật Bản xả nước thải ra môi trường. Giá bán tôm nguyên liệu đã tăng từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024; Dự báo nguồn cung tôm nước lợ toàn cầu tiếp tục tăng khoảng 4,8% trong năm 2024. 

Ngành tôm Việt Nam đặt mục tiêu năm 2024, nuôi 737.000 ha (tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ 115.000 ha). Sản lượng 1.065.000 tấn, trong đó tôm sú 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 765.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu 4,0-4,3 tỷ USD.

Ao tômNăm 2024, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Thuần Phạm

Giải pháp trọng tâm. Trước hết, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng giống tôm; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường. Tập trung thực hiện truy xuất nguồn gốc, phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế (ASC, BAP, hữu cơ...). 

Phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao. Duy trì diện tích nuôi tôm lúa, tôm rừng, quảng canh cải tiến, tôm hữu cơ. Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tăng năng suất, sản lượng nuôi đối với tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, sinh thái, hữu cơ. 

Các địa phương cần tổ chức liên kết giữa các đơn vị, chỉ đạo tham gia chuỗi tôm, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn. Kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiên quyết xử lý sai phạm (nếu có). 

Đối với Hội, Hiệp hội cần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả. Vận động doanh nghiệp chế biến thủy sản thực hiện cam kết/hợp đồng với người nuôi tôm về kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Chủ động nghiên cứu các yêu cầu mới của thị trường, áp dụng và triển khai trong quá trình sản xuất đảm bảo không vướng mắc các quy định mới (như xuất khẩu sang thị trường EU cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục để chứng minh giảm phát thải carbon, phát triển bền vững, không mua bán các sản phẩm từ hoạt động IUU...). 

Doanh nghiệp và người nuôi tôm nâng cao chất lượng sản phẩm; hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng nuôi có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC, … Tuân thủ các quy định về sử dụng chất cấm, thuốc, hóa chất trong nuôi tôm; nâng cao chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc. 

Đăng ngày 26/02/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 07:16 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 07:16 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:16 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 07:16 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 07:16 29/04/2024