Nuôi tôm sinh học ở Bình Định

Vụ 1 nuôi tôm năm 2017, vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng, H.Tuy Phước (Bình Định) đã tổ chức nuôi tôm an toàn sinh học theo VietGap và bội thu.

Nuôi tôm sinh học
Thu hoạch tôm vùng nuôi Đông Điền. Ảnh: Lê Minh

Vụ 1 nuôi tôm năm 2017, vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng, H.Tuy Phước (Bình Định) - nơi hưởng lợi từ dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) - đã tổ chức nuôi tôm an toàn sinh học theo VietGap và bội thu, dịch bệnh tôm được khống chế, chi phí giảm, lợi nhuận tăng, người nuôi tôm vui mừng.

Trước khi vào vụ, vùng nuôi tôm Đông Điền đã thành lập 5 tổ cộng đồng nuôi tôm, có 45 thành viên tham gia, được dự án CRSD chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái phù hợp từng ao nuôi. Mặt khác, các hộ triển khai áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng chống dịch bệnh, tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh nên mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Phạm Ngọc Binh, có diện tích hồ hơn 4.000 m2, phấn khởi: “Dự án CRSD tài trợ từ năm 2016 cho đến nay, nhìn chung bà con thực hiện theo sự chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học VietGap đã mang lại kết quả khả quan ở vụ nuôi 2017. Từ xuống giống đến khi thu hoạch dịch bệnh không xảy ra, năng suất tôm đạt cao. Hồ tui mới thu hoạch được 2,2 tấn, tuy giá tôm bán chỉ 93.000 đồng/kg, nhưng trừ hết chi phí còn thực lãi 130 triệu đồng, năm ngoái diện tích này lãi 50 triệu đồng”.

Ông Binh thừa nhận, trước đây mình ham nuôi thả mật độ quá dày trên 100 con/m2, nuôi theo kiểu tự phát, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật, việc cải tạo, thả nuôi mạnh ai nấy làm nên vùng nuôi liên tiếp xảy ra dịch bệnh, người nuôi lỗ nặng. Nay nuôi mới chừng 2 tháng, tôm sạch bệnh lớn nhanh, chi phí giảm, năng suất tăng nên bà con rất vui. Không những ông Binh mà nhiều hộ khác cũng trúng lớn, như hộ ông Phạm Văn Quốc, Nguyễn Văn Tần, diện tích ao mỗi hộ 5.600 - 5.700 m2, năng suất 2,4 tấn/ao, thu lãi trên 150 triệu đồng...

Vùng nuôi tôm Đông Điền có tổng cộng 42 ao nuôi với 45 hộ tham gia, có tổng diện tích 22 ha. Ông Phan Văn Chạy, Trưởng ban Quản lý cộng đồng nuôi tôm vùng Đông Điền, cho biết với quy trình nghiêm ngặt của dự án CRSD, mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, tôm nuôi chóng lớn. Đến nay, qua chưa đầy 2,5 tháng nuôi đã có 18/42 ao nuôi thu hoạch, năng suất bình quân đạt 3,8 - 4 tấn/ha, trừ chi phí lãi bước đầu 100 triệu đồng/ha. 

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 08/07/2017
Lê Minh
Nuôi trồng

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Nên làm hố xi phông bằng xi măng hay composite?

Xây dựng và thiết kế hố xi phông cho ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghệ cao đã dần trở thành vấn đề đáng quan tâm của bà con nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:01 01/12/2023

Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ thương phẩm

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:24 30/11/2023

Có nên trộn thức ăn tôm bằng máy?

Lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển với các sản phẩm đột phá hỗ trợ người nuôi dễ dàng hơn trong việc quản lý trang trại. Trong đó phải kể đến máy trộn thức ăn chăn nuôi – Một trong những công cụ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian canh tác một cách đáng kể nhất.

Trộn thức tôm
• 12:30 29/11/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 00:28 05/12/2023

Những nơi ngắm san hô tuyệt đẹp ở Việt Nam

Với địa lợi là đường bờ biển dài 3260km, Việt Nam có được hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Trong số đó, nước ta đặc biệt sở hữu những địa điểm ngắm nhìn san hô tuyệt vời hứa hẹn sẽ làm nao lòng du khách.

Những loài san hô tuyệt đẹp dưới đại dương
• 00:28 05/12/2023

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 00:28 05/12/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 00:28 05/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 00:28 05/12/2023