Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối giúp giảm ô nhiễm nguồn nước

Trong quá trình nuôi tôm, vấn đề người nuôi thường xuyên gặp phải là chất thải trong ao nuôi tôm (thức ăn thừa, phân tôm, rong tảo phát triển quá mức…) làm biến động môi trường ao nuôi, khiến tôm chậm lớn hoặc bị bệnh, tốc độ lây lan nhanh.

Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững.

Ngoài ra, lượng chất thải được thải ra môi trường không qua xử lý làm lây lan dịch bệnh ở các khi nuôi lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản. 

Trước thực trạng này, việc áp dụng các hình thức nuôi mới như nuôi luân canh, xen canh tôm với các đối tượng khác nhau trong cùng một ao nuôi như nuôi tôm- cua; tôm-cá; tôm- cua- cá…là các giải pháp cần thiết để ổn định nghề nuôi cũng như giảm ô nhiễm môi trường.

Mô hình nuôi kết hợp tôm- cá đối đã tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế sự ô nhiễm, phú dưỡng trong quá trình nuôi tôm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định và mang tính bền vững.

Trong nghiên cứu này, một thử nghiệm cho ăn trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện để đánh giá tiềm năng của việc sử dụng cá đối (Mugil cephalus) để giảm tác động tiêu cực của việc nuôi tôm. Cá đối là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ nên có thể tận dụng hiệu quả các chất cặn hữu cơ từ quá trình nuôi tôm. Đặc điểm này rất có lợi cho việc làm sạch môi trường ao nuôi tôm bị suy thoái.

cá đối
Cá đối là động vật ăn đáy, chúng có thể ăn và hấp thụ hiệu quả các chất cặn hữu cơ do nuôi tôm thẻ chân trắng tạo ra.

Thí nghiệm bao gồm 6 nghiệm thức, cá đối cỡ trung bình (18,0 ± 4,1 g) được nuôi với tôm có tỷ lệ cá và tôm tương ứng là 0: 300, 1: 300, 2: 300, 3: 300, 4: 300 và 5: 300, tương đương với các nghiệm thức (ML-0, ML-1, ML-2, ML-3, ML-4, và ML- 5).

Kết quả cho thấy, trong thử nghiệm cho ăn, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) của cá đối vừa và nhỏ cao hơn đáng kể so với cá đối lớn, và SGR có tương quan nghịch với trọng lượng cơ thể cá đối.

Cá đối loại trung bình có tỷ lệ ăn vào cặn bã, vật chất hữu cơ cao nhất, trong khi cá đối loại nhỏ có tỷ lệ sản xuất phân cao nhất. Giá trị hiệu quả đồng hóa chất hữu cơ và Nitơ trong nước của cá đối trung bình là cao nhất (lần lượt là 60,7% và 82,2%). Cá loại bỏ 0,62 g/ngày chất hữu cơ và 0,043 g/ngày chất hữu cơ Nitơ.
Trong thí nghiệm nuôi ghép, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng ở nghiệm thức ML-4 (lần lượt là 96,4% ± 0,8% và 5,2 ± 0,2 kg) cao hơn so với các nghiệm thức khác và tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với của các nhóm ML-0 và ML-2 ( P <0,05). 
Trong quá trình thí nghiệm nuôi ghép, mật độ cá đối ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước. Nhìn chung, tỷ lệ sống và năng suất tôm tốt nhất đạt được ở mật độ 4: 300. 
Cá đối là động vật ăn đáy, chúng có thể ăn và hấp thụ hiệu quả các chất cặn hữu cơ do nuôi tôm thẻ chân trắng tạo ra. Bởi thức ăn của tôm luôn thừa dưới đáy ao, khi cho máy đảo chạy sục khí, lượng thức ăn thừa bung lên, cá cứ thế mà đớp nên tận dụng được nguồn thức ăn, cá nhanh lớn hơn. Cá đối được nuôi bằng thức ăn hữu cơ có mức tăng trưởng tương tự so với thức ăn công thức. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cho thấy việc nuôi ghép cá đối với kích thước và mật độ phù hợp không làm giảm năng suất tôm thẻ chân trắng; thay vào đó nó làm tăng tỷ lệ sống của tôm và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cải thiện chất lượng nước của hệ thống nuôi. 
Do đó, cần đẩy mạnh việc nuôi tôm - cá đối để cải thiện sức khỏe và tính bền vững của nuôi tôm thâm canh.
Nguồn: XujiaLiu & ctv (2021). Bioremediation by the mullet Mugil cephalus feeding on organic deposits produced by intensive shrimp mariculture, ScienceDirect, Aquaculture, 30/08/2021.
Đăng ngày 02/11/2021
Như Huỳnh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 07:37 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:37 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 07:37 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 07:37 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 07:37 14/01/2025
Some text some message..