Nuôi tôm thẻ mật độ cao và những vấn đề người nuôi cần lưu ý

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao hay siêu thâm canh, thả nuôi mật độ cao, nhằm hướng đến cải thiện năng suất nuôi (kg/m3)

Ao nuôi
Tôm thẻ không những có thể nuôi ở nước lợ mà còn có thể nuôi cả ở nước ngọt với các mô hình khác nhau. Ảnh: Tép Bạc

Khác với tôm sú, một trong những đối tượng tôm nuôi phổ biến, rất hạn chế nuôi và phát triển trong môi trường độ mặn thấp ≤ 10 ‰ hoặc nuôi mật độ cao ≥ 30 con postlarvae 12 – 15/m2, tôm sú rất hạn chế nuôi mô hình thâm canh công nghiệp hoặc siêu thâm canh mật độ cao. 

Đôi nét về nuôi tôm mật độ cao 

Tôm thẻ chân trắng có thể tồn tại, thích ứng, phát triển tốt, trong môi trường độ muối dao động 0 – 40 ‰, nếu tôm được thuần dưỡng, có thời gian thích ứng với môi trường trước đó. 

Và chúng có thể nuôi thâm canh, công nghệ cao hoặc siêu thâm canh, mật độ nuôi ≥ 100 con postlarvae 8 – 10/m2. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo kỹ thuật nuôi thâm canh công nghệ cao hay siêu thâm thâm canh, đều thả nuôi mật độ cao từ 200 - ≥ 400 con postlarvae 8 - 10/m2

Khi nuôi tôm ở mật độ thả cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tôm đến tỷ lệ sống, tỷ lệ phân đàn, biến động thông số môi trường, hàm lượng khí độc và chất lượng nước ao nuôi. Đồng thời, tác động khả năng đề kháng và dịch bệnh tôm nuôi, FCR, kích cỡ tôm thu hoạch, giá trị sản phẩm sau cùng.

Thu hoạch tômKhi nuôi tôm ở mật độ thả cao sẽ ảnh hưởng đến kích cỡ tôm thu hoạch, giá trị sản phẩm sau cùng,... Ảnh: Tép Bạc

Phương pháp nghiên cứu 

Một thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thực hiện trong 60 ngày cho thấy, mật độ nuôi 100 – 150 con postlarvae 8 – 10/m2, có tăng trưởng chiều dài tốt hơn so với 200 – ≥ 250 con postlarvae 8 – 10/m2. Lần lượt cho thấy tăng trưởng chiều dài (cm/con) theo mật độ nuôi như sau: 12,67 ± 0,49; 12,37 ± 0,40; 11,23 ± 0,15 và 11,13 ± 0,31.  

Riêng về tăng trưởng khối lượng (g/con), ở các mật độ nuôi trên, sau 60 ngày, thu được kết quả như sau: 0,27 ± 0,01; 0,26 ± 0,01; 0,22 ± 0,01 và 0,21 ± 0,02. Qua kết quả thu được sau 60 ngày nuôi cho thấy, tăng trưởng chiều dài và khối lượng tôm giảm khí mật độ nuôi tăng lên.  

Hơn nữa, qua thông số thu được từ thí nghiệm, sau 60 ngày nuôi, mật độ nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ sống tôm nuôi. Theo mật độ nuôi bố trí như trên, lần lượt tỷ lệ sống (%) thu được sau 60 ngày nuôi như sau: 92,9 ± 1,4; 90,1 ± 1,5; 70,2 ± 1,1; 63,6 ± 2,0.  

Qua thí nghiệm cho thấy, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) tăng khi mật độ thả nuôi tăng, cụ thể kết quả FCR lần lượt như sau: 1,13 ± 0,06; 1,20 ± 0,01; 1,27 ± 0,06; 1,40 ± 0,14. Ngoài ảnh hưởng tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR, khi mật độ thả nuôi tăng, tỷ lệ tôm nuôi phân đàn tăng.  

Theo đó, mức độ biến động thông số môi trường tăng theo mật độ nuôi, hàm lượng khí độc tăng vượt ngưỡng khi mật độ nuôi tăng. Qua thí nghiệm trên, khi ghi nhận biến thiên khí độc NO2- theo mật độ nuôi tăng dần, sau 60 ngày giám sát cho thấy, diễn biến khí độc NO2- (mg/L) lần lượt như sau: 0,32 ± 0,09; 0,41 ± 0,15; 0,93 ± 0,11; 1,21 ± 0,04. 

Một số vấn đề lưu ý 

Một vấn đề thường gặp khi nuôi tôm mật độ cao chính là lượng chất thải ra môi trường và việc kiểm soát chất thải, sẽ tác động đến khả năng chịu tải của môi trường ở nhiều mức độ gây ra những ảnh hưởng khác nhau.

Nước thảiVấn đề thường gặp khi nuôi tôm mật độ cao chính là việc kiểm soát chất thải ra môi trường. Ảnh: Tép Bạc

Nhiều nghiên cứu về chất thải lắng đọng trong ao nuôi tôm đã ghi nhận, khoảng 92% Nitơ và 94,5% Phospho có trong ao nuôi là từ thức ăn, chưa kể các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn mà tôm không hấp thu được sẽ tồn tại trong đáy ao dưới dạng chung mùn bã hữu cơ. 

Trong số đó, hơn 70% được thải ra môi trường tự nhiên, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng môi trường và có thể gây độc tính cấp tính đối với động vật thủy sản. Thức ăn khó hấp thu là những yếu tố làm cho lượng N và P trong nước thải tăng lên.  

Có khoảng 63-78% Nitơ và 76-80% Phospho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trường. Lượng chất hữu cơ của thức ăn trong môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm 193,38kg N/ha (61,2%), 45,20 kg P/ha (81,01%) trong tổng mức tăng Nitơ và Phospho.  

Chất lượng nước nuôi giảm thấp, kém dần theo mức tăng mật độ nuôi. Khả năng đề kháng của tôm giảm, dịch bệnh tôm nuôi tăng, khi mật độ thả nuôi tăng cao. Chi phí sản xuất tăng, khi mật độ nuôi tăng. Kích cỡ tôm thu hoạch giảm dần, khi mật độ nuôi tăng dần, trong cùng thời gian nuôi. Giá trị và chất lượng tôm thương phẩm giảm, khi mật độ nuôi tăng, do nhiều vết thương, vết thẹo trên cơ thể tôm. 

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao hay siêu thâm canh, thả nuôi mật độ cao, nhằm hướng đến cải thiện năng suất nuôi (kg/m3). Tuy nhiên, thả nuôi mật độ cao để mang lại hiệu quả sau cùng cần giảm thiểu tối đa những tác động đã đề cập trên. 

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ mật độ cao 

Điều kiện cần để nuôi mật đô cao nên trang bị đầy đủ hệ thống ao hồ nuôi như ao lắng lọc, ao xử lý nước, ao sẵn sàng, ao ương, ao nuôi, hệ thống lọc tuần hoàn, hệ thống quạt nước, hệ thống oxy đáy, chất lượng thông số môi trường được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.  

Nuôi tôm mật độ cao, con giống có nguồn gốc, cần được kiểm tra PCR các bệnh nguy hiểm. Áp dụng quy trình nuôi tôm phù hợp, ứng dụng các quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn, công nghệ nuôi tôm trong nhà kính, nuôi tôm công nghệ Biofloc, nuôi tôm sử dụng vi sinh, không dùng hoá chất. 

Tôm giốngCon giống có nguồn gốc rõ ràng là yếu tố cần thiết khi nuôi tôm mật độ cao. Ảnh: Tép Bạc

Sử dụng thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm, thành phần thức ăn phù hợp giai đoạn ương, giai đoạn nuôi, phù hợp trong lượng và kích thước tôm nuôi, phù hợp thời gian và mật độ nuôi. 

Bổ xung dinh dưỡng, cải thiện tiêu hoá, ổn định hệ tiêu hoá như gan tuỵ, đường ruột. Bổ xung các acid amine thiết yếu, các enzyme hỗ trợ tiêu hoá, các acid béo, chất hỗ trợ gan, vi sinh có lợi. Bổ xung Probiotic, Prebiotic, Synbiotic. 

Chủ động san, chuyển tôm sang ao nuôi mới, tạo môi trường mới hỗ trợ tôm tăng trưởng tốt. Kích thích tôm lột xác thông qua biện pháp thay nước mới, bón chế phẩm sinh học, Rotenone, thuốc tím…Hỗ trợ đầy đủ canxi, phosphor, vitamin C sau khi tôm lột xác. 

Bà con cần cân đối giữa việc nuôi tôm mật độ cao đảm bảo tôm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, chất lượng môi trường nước tốt, ổn định hàm lượng khí độc, mô hình ổn định và phát triển bền vững. Kết thúc mô hình nuôi, tôm có tỷ lệ sống cao, đều cỡ, đạt size lớn, tôm thương phẩm đạt giá trị hàng hoá cao, mô hình có lãi như kỳ vọng. 

Đăng ngày 24/05/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 13:54 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 13:54 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 13:54 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 13:54 28/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 13:54 28/09/2023