Nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt - Lợi trước mắt, thiệt lâu dài!

Nếu như những năm qua tôm thẻ chân trắng (gọi tắt tôm thẻ) chủ yếu được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL, nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp, An Giang… nảy sinh “sáng kiến” khoan giếng tìm nước mặn để nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Điều bất ngờ khi có một số hộ trúng đậm, đã cuốn hút nhiều hộ khác làm theo.

nuôi tôm thẻ nước ngọt
Bộ NN-PTNT khuyến cáo không nuôi tôm thẻ ở vùng nước ngọt.

Bỏ tôm càng xanh

Huyện Tam Nông là vùng nuôi tôm càng xanh nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nhưng gần đây nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ với hy vọng đổi đời. Đi dọc các xã Phú Thành B, thị trấn Tam Nông… đâu đâu cũng thấy người dân thả nuôi tôm thẻ.

Bà Lâm Thị Thu, ở ấp Phú Bình, xã Phú Thành B, bộc bạch: “Nghe nói tôm thẻ đang “lên đời” nên tui mạnh dạn chuyển 3ha tôm càng xanh và đất lúa sang nuôi tôm thẻ. Để nuôi được tôm thẻ trong vùng nước ngọt quanh năm như Tam Nông, tui thuê người khoan tìm nước mặn và sử dụng thêm muối rải xuống ao nhằm tăng độ mặn, giúp tôm thẻ sống được”.

Ông Đỗ Văn Nhì, cũng ở xã Phú Thành B vừa chuyển 1ha ao nuôi tôm càng xanh sang nuôi tôm thẻ. Ông Nhì áp dụng khoan cây nước tìm nước ngầm, kết hợp rải muối xuống ao để biến “nước ngọt” thành nước mặn. “Sáng kiến” này đã giúp tôm thẻ sống “khỏe” trong hơn 1 tháng nay.

Ông Trương Văn Nhỏi, ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, cho rằng tôm thẻ có lợi thế là thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, lời nhiều… nên nhiều hộ bỏ tôm càng xanh để chạy theo tôm thẻ.

Tại An Giang, phong trào nuôi tôm thẻ cũng đang phát triển. Ông Nguyễn Hữu Trinh, ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tâm sự: “Tui từng nuôi tôm càng xanh ròng rã 10 năm, nhưng gần đây thua lỗ liên tục do nguồn giống bị thoái hóa. Thấy tôm thẻ “dễ ăn” nên tui xuống Trà Vinh học kinh nghiệm, sau đó về nuôi tôm thẻ trên diện tích 5.000m². Đến nay, tôm thẻ được 2 tháng tuổi và phát triển tốt, dự kiến không đầy 1 tháng nữa sẽ thu hoạch. Vụ đầu tiên này coi như chắc chắn có lời”.

Nguy cơ phá vỡ quy hoạch

Theo Chi cục Thủy sản An Giang, không chỉ người dân ở huyện Châu Phú mà nhiều hộ ở huyện Châu Thành đã và đang tiếp tục nuôi tôm thẻ bằng nguồn nước ngầm pha muối hạt, rất đáng lo ngại.

Tại Đồng Tháp, thống kê mới nhất của Sở NN-PTNT cho thấy, toàn tỉnh có 44 hộ ở huyện Tam Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự tự phát nuôi tôm thẻ với diện tích gần 47ha. Trong đó có 7 hộ đã thu hoạch gần 4,2ha, năng suất bình quân 6,2 tấn/ha; giá bán từ 120.000 - 149.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.

Trước thực trạng người dân ồ ạt nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, sáng 1-4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với các ngành liên quan bàn giải pháp chấn chỉnh.

Ông Như Văn Cẩn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, nhìn nhận: “Chúng tôi rất lo cho việc người dân tự ý khoan cây nước để khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm thẻ và xả thải nước mặn ra bên ngoài sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường, nước bị nhiễm mặn sẽ nguy hại cho việc trồng lúa và nuôi các loài thủy sản nước ngọt khác. Chưa kể, tôm thẻ là đối tượng dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh, vì vậy nếu phát triển diện tích quá lớn sẽ nguy cơ gia tăng dịch bệnh. Vấn đề này rất đáng lo ngại”.

Lãnh đạo Sở TN-MT Đồng Tháp cảnh báo, trữ lượng nước ngầm ở tỉnh rất hạn chế, chỉ tạm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân; nếu ào ạt khoan nước ngầm để nuôi tôm thẻ sẽ dẫn đến cạn kiệt. Theo quy định, nếu khoan cây nước phải xin phép cơ quan chức năng, song nhiều hộ vẫn lén lút làm.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: “Nuôi tôm thẻ là vấn đề mới phát sinh và không nằm trong cơ cấu phát triển thủy sản của tỉnh. Do đó, không thể vì lợi ích trước mắt mà để phát triển tràn lan dẫn tới phá vỡ quy hoạch lâu dài. Quan điểm của tỉnh là khuyến cáo không nuôi tôm thẻ ở vùng nước ngọt, bởi nguy cơ ảnh hưởng đến tôm càng xanh, lúa, các loại thủy sản nước ngọt khác. Trước mắt, tỉnh yêu cầu các sở ngành chức năng và chính quyền địa phương kiểm soát chặt các hộ đang nuôi tôm thẻ, hướng dẫn kỹ thuật để bà con không thải nước mặn tràn lan ra bên ngoài, tránh xảy ra ô nhiễm. Không để người dân tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ mới. Đối với những hộ đang nuôi thì vận động sau vụ này sẽ không nuôi tôm thẻ nữa, nên quay lại nuôi tôm càng xanh hoặc nuôi các loài thủy sản khác. Kiểm tra ngay việc khai thác nguồn nước ngầm và không cho khoan thêm cây nước nhằm nuôi tôm thẻ…”.

Tại An Giang, bà Phạm Thị Hòa, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, khẳng định: “Tôm thẻ không nằm trong quy hoạch nuôi cũng như định hướng phát triển tới đây của tỉnh. Vì vậy, tỉnh đang tuyên truyền người dân không nuôi tôm thẻ với mọi hình thức. Đối với những hộ đang nuôi, sau khi thu hoạch thì không được thả tiếp nhằm tránh những nguy hại có thể xảy ra sau này”.

"Hiện tại không khuyến khích nuôi tôm thẻ tại các vùng nước ngọt, bởi tôm dễ bị bệnh mềm vỏ, tỷ lệ sống thấp; sử dụng nước mặn lâu dài sẽ ảnh hưởng tầng nước ngầm, tạo nguy cơ nhiễm mặn trong vùng nước ngọt…"

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 04/04/2014
Đăng ngày 06/04/2014
Huỳnh Phước Lợi
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 19:46 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 19:46 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 19:46 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 19:46 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 19:46 12/01/2025
Some text some message..