Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: mrmati

Kiến nghị vốn tín dụng cho nuôi tôm

Số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, tính đến hết tháng 8/2023, toàn tỉnh thả nuôi 43.762 ha (tôm thẻ 32.693 ha, tôm sú 11.069 ha), đạt 85,8% kế hoạch và bằng 88,1% cùng kỳ. Diện tích đã thu hoạch 24.111,1 ha, sản lượng 112.802,8 tấn (tôm thẻ 105.638,4 tấn, tôm sú 7.164,4 tấn), giảm 5,7% so với sản lượng cùng kỳ. Ngoài 1.731,9 ha bị thiệt hại, hiện tôm trên đồng còn 17.919 ha (tôm thẻ 11.143,9 ha, tôm sú 6.775,1 ha) hứa hẹn cho thu hoạch khá.

Toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha nuôi tôm lót bạt tuần hoàn nhiều giai đoạn, ứng dụng các thiết bị, máy móc liên quan đến công nghệ cao đã được người dân áp dụng. Gồm có máy cho ăn tự động kết nối với bộ điều khiển giờ cho ăn và kiểm soát lượng thức ăn; máy quan trắc môi trường nước tự động, sang tôm tự động, điện năng lượng mặt trời phục vụ nuôi.

Tôm thẻNgười nuôi vượt nhiều khó khăn nỗ lực chuyển đổi mô hình sang nuôi hiện đại. Ảnh: Tép Bạc

Đánh giá của Sở NN&PTNT, vụ nuôi tôm nước lợ năm nay tiến độ thả chậm hơn 8% so với năm 2022, do giá tôm nguyên liệu liên tục giảm và độ mặn trên các tuyến sông đến khá trễ. Người nuôi vượt nhiều khó khăn để đảm bảo vụ tôm, nhất là nỗ lực chuyển đổi mô hình sang nuôi hiện đại.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình đang gặp khó khăn lớn là người nuôi khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để cải tạo, đầu tư chuyển đổi. Bởi hầu hết các hộ nuôi tôm nhỏ, lẻ không còn tài sản thế chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng, cũng như hạn mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu mô hình sản xuất.

Trong khi việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế, phần lớn người nuôi tôm với quy mô nhỏ lẻ, không đủ sản lượng để được doanh nghiệp mua tại ao, nên phải bán tôm thông qua thương lái.

Kế hoạch của Sóc Trăng, phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra: Nuôi tôm nước lợ 51.000 ha (tôm sú 12.000 ha, tôm thẻ chân trắng 39.000 ha). Sản lượng đạt 206.700 tấn (tôm sú 22.200 tấn, tôm thẻ chân trắng 184.500 tấn).

Tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét và đề nghị Chính phủ có ý kiến tái cấu trúc nguồn vốn vay ngân hàng để hỗ trợ cho nghề nuôi tôm nước lợ. Trong đó, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nuôi tôm thông qua liên kết chuỗi để giải quyết một phần khó khăn trước mắt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Mô hình nuôi tômNuôi tôm tuần hoàn ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Phan Thanh Cường (Bạc Liêu)

Đặc biệt, có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nuôi tôm thúc đẩy, duy trì mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ số, để vừa tạo ra sản lượng lớn phục vụ xuất khẩu vừa đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường.

Tín hiệu từ ngân hàng

Kiến nghị của tỉnh Sóc Trăng cũng là của các địa phương đang phát triển nuôi tôm nước lợ và mới đây đã có tín hiệu đáng mừng. Ngày 15/9/2023, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thủy sản vùng ĐBSCL cho biết, tín dụng dự báo tăng nhanh những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ, xuất khẩu cải thiện.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Khách hàng được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với ngành thủy sản đã tăng trưởng ấn tượng, đến hết tháng 8, dư nợ đạt gần 129.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2022 (chủ yếu đối với mặt hàng cá tra và tôm). 

Tại Agribank, tính đến cuối tháng 8/2023, dư nợ lĩnh vực thủy sản là 67.000 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ so với đầu năm 2023. Ở BIDV cũng tính đến cuối tháng 8/2023, dư nợ lĩnh vực thủy sản đạt 960 tỷ đồng. Các ngân hàng cam kết đẩy mạnh cho vay thủy sản những tháng cuối năm.

Đăng ngày 26/09/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn
Bình luận
avatar

Ninh Thuận và Cà Mau kết nối cung cầu tôm giống

Mới đây, tại tỉnh Cà Mau, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận và Cà Mau phối hợp tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu tôm giống nhằm đưa nhiều tôm giống có chất lượng của Ninh Thuận về với người nuôi Cà Mau.

Tôm giống
• 10:38 27/08/2024

Vấn đề môi trường nước nuôi tôm

Nhằm cung cấp đầy đủ các vấn đề kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, sau hai bài về quy trình và thức ăn, Tép Bạc sẽ giới thiệu về môi trường nước. Đây là chia sẻ của chuyên gia đổi mới sáng tạo kỹ thuật nuôi tôm ở Trường Đại học Cần Thơ qua hợp tác nhiều cơ quan, doanh nghiệp, người nuôi tôm với tài trợ của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) từ Úc.

Môi trường nước nuôi
• 10:46 26/08/2024

Nuôi thủy sản bền vững gắn với bảo vệ rừng ngập mặn

Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển muôi trồng thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn” của Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung đặt ra nhiều vấn đề thời sự ở vùng rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.

Rừng ngập mặn
• 10:16 23/08/2024

Cà Mau và Sóc Trăng quy hoạch phát triển lợi thế thủy sản

Tỉnh Cà Mau quy hoạch xây dựng 13 cảng cá, tỉnh Sóc Trăng cơ cấu lại sản xuất và bố trí dân cư ven biển để phát huy lợi thế kinh tế.

Cảng cá
• 09:39 23/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 03:07 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 03:07 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 03:07 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 03:07 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 03:07 08/09/2024
Some text some message..