Nuôi tôm tích trong lồng nhựa đặt dưới vuông tôm

Với sự sáng tạo tuyệt vời của mình, nhiều nông dân ở ấp Nà Chim, xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đã nghiên cứu và nuôi thành công tôm tích trong lồng nhựa đặt dưới vuông tôm.

Nuôi tôm tích trong lồng nhựa đặt dưới vuông tôm
Ông Hiện là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi tôm tích lồng nhựa ở xứ Đất Mũi. (Ảnh: Chúc Ly).

Tôm tích là loài thủy sản đặc trưng và được chế biến thành các món ăn đặc sản của xứ Đất Mũi. Với chất lượng thịt ngon đặc trưng, hiện tôm tích có giá bán khá cao tại các nhà hàng, quán ăn. Thời gian trước, tôm tích chỉ sống trong tự nhiên, về sau nhiều người đã nghiên cứu nuôi trong vuông, đặc biệt là nuôi trong lồng nhựa.

Người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi tôm tích lồng là ông Vũ Văn Hiện, ấp Nà Chim, xã Lâm Hải. Theo ông Hiện, tháng cuối năm 2017, ông bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm tích trong lồng nhựa. Ban đầu ông nuôi thử nghiệm 50 con tôm tích giống, giá bình quân khoảng 18.000 đồng/con.

“Qua tìm hiểu thì tôi thấy có nhiều người đã nuôi tôm tích trong vuông tôm, với dạng thả lan. Ngoài ra, có một số người nuôi tôm tích trong những ống nhựa nhưng không hiệu quả. Sau đó, về nhà tôi nghĩ ra cách nuôi tôm tích trồng lồng nhựa, và đã đạt hiệu quả cao, với tỉ lệ thành công từ 80-90%” - ông Hiện cho biết.

Theo ông Hiện, ưu thế của việc nuôi tôm tích trong lồng nhựa là con tôm phát triển tự nhiên với môi trường. Ngoài ra, tôm sống trong lồng thì tránh được các con vật gây hại, việc cho ăn và quản lý cũng dễ dàng hơn.


Lồng nuôi tôm tích được thiết kế khá đơn giản và đặt trong vuông tôm. (Ảnh: Chúc Ly).

Ông Hiện chia sẻ: “Tôm tích rất dễ nuôi, không cần cho ăn kích thích gì hết, chỉ nuôi tự nhiên. Qua thời gian nuôi từ 3-4 tháng thả nuôi, có thể tuyển bán dần những con tôm tích lớn. Hiện nay, giá tôm tích thịt loại I gần 1,2 triệu đồng/kg (từ 150gr trở lên), loại 2 từ 450-500 ngàn đồng/kg. Vụ đầu, trừ các khoản chi phí, tôi thu lãi 21 triệu đồng”.

Với những kết quả đạt được từ vụ nuôi đầu, đầu tháng 5.2018, ông Hiện tiếp tục thả nuôi vụ 2 với 200 con. Hiện nay số tôm này cũng đang được thu hoạch dần.


Tôm tích nuôi trong lồng phát triển tốt, ít rủi ro hơn cách nuôi truyền thống. (Ảnh: Chúc Ly).

Thấy được những hiệu quả mang lại từ mô hình, hiện nay tại ấp Nà Chim, xã Lâm Hải có hơn 10 hộ thực hiện theo. Ông Huỳnh Văn Hái, cho hay: “Hiện tôi có 145 con tôm tích nuôi trong lồng, cũng sắp đến ngày thu hoạch. Tôm tích rất dễ nuôi do nguồn thức ăn có sẵn, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần là đủ”.

“Ngoài ra, đặc tính loài tôm tích là phải ăn các loài cá đã bị ươn, nên bà con nuôi cần lưu ý. Khi nuôi tôm tích lồng nhựa bà con cũng nên chú ý vệ sinh lồng thường xuyên để tránh đóng rong, tôm chậm phát triển. Tuy nhiên, tôm tích là loài rất hung dữ, người nuôi phải biết cách bắt nó nếu không khi bị tôm búng trúng rất đau, có thể bị chảy máu” - ông Hái cho biết.


Nhiều nông dân khác đã áp dụng mô hình nuôi tôm tích trong lồng. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo những hộ thực hiện mô hình nuôi tôm tích trong lồng nhựa, hiện nguồn con giống cho mô hình khá ổn định với giá cả phải chăng, lại được bắt tại địa phương nên môi trường thả nuôi rất phù hợp. Trong khi đó, những chiếc lồng tự chế này có thể tiếp tục sử dụng trong nhiều vụ tiếp theo. Hiệu quả kinh tế lại cao hơn so với cách nuôi thả lan trong vuông tôm.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 07/08/2018
Chúc Ly
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 16:38 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 16:38 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 16:38 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 16:38 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 16:38 18/10/2024
Some text some message..