Nuôi trồng hay đánh bắt

Vấn đề về các lệnh cấm việc buôn bán cá có nguồn gốc từ đánh bắt ngoài môi trường tự nhiên đã gây ra sự chia rẽ trong Hiệp hội Thú y Anh (BVA). Trong khi kế hoạch này đã được hệ thống phân cấp BVA, Hiệp hội Cá thú y (FVS) ủng hộ - một bộ phận chuyên môn của BVA, đã lên tiếng phản đối quyết liệt ý tưởng này.

Đánh bắt cá
Việc buôn bán cá có nguồn gốc từ đánh bắt cá ngoài môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: offthescaleangling.ie

Những cuộc tranh luận 

Cuộc tranh luận đã nổ ra bởi một bản thảo được trình lên hội đồng BVA, trong đó có đề xuất ủng hộ “lệnh cấm nhập khẩu tất cả các động vật hoang dã bị đánh bắt (kể cả còn sống) vì lý do không bảo tồn, bao gồm cả cá” 

Nếu lệnh cấm được ban hành, hoạt động buôn bán cá cảnh từ biển sẽ chịu tác động lớn nhất, 90% động vật biển thủy sinh được dùng trong cả bể nuôi cá tư nhân và công cộng đều từ việc đánh bắt. Lệnh cấm này theo những người ủng hộ là sẽ mang lại phúc lợi cho động vật phát triển nhất là các sinh vật biển phổ biến. 

Mối quan tâm về phúc lợi 

Lệnh cấm bị phản đối bởi Tiến sĩ Matthijs Metselaar, Phó chủ tịch cấp cao của FVS, cho rằng nó không có cơ sở khoa học và các giải pháp thay thế được đề xuất bởi những người đứng sau lệnh cấm sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường sống, mạng lưới kinh tế xã hội và phúc lợi của cá. 

Cá ngựaCá ngựa được đánh bắt đem đi làm khô dùng là thuốc chữa bệnh chô người Trung Quốc. Ảnh: giornaledellavela.com

Metselaar cho biết thêm “Nếu nhìn vào những gì đã xảy ra với việc buôn bán cá ngựa sau khi các cơ quan thương mại của Anh quyết định chỉ tiêu thụ các vật nuôi nhốt, sẽ thấy rằng lệnh cấm đánh bắt sống không phải lúc nào cũng có tác dụng như dự kiến. Giờ đây, tất cả cá ngựa trong hồ đều được nuôi nhốt, còn cá thể hoang dã hiện được đánh bắt làm khô và bán ra với số lượng lớn và giá thấp - dùng làm thuốc chữa bệnh cho người Trung Quốc. Chúng ta nên mở rộng tầm nhìn của mình và nhìn nhận vấn đề này từ một khía cạnh sức khỏe và ngành đánh bắt động vật hoang dã là một phần của mạng lưới rộng lớn mang lại những lợi ích xã hội tích cực.” 

Một báo cáo gần đây của Hiệp hội buôn bán thủy sinh cảnh (OATA) do Metselaar đưa ra, đã liệt kê những lợi ích kinh tế xã hội chính mà hoạt động buôn bán đánh bắt động vật sống đem lại, đặc biệt là đối với các hộ dân ven biển xa xôi.  

Hầu hết cá đánh bắt được đều đến từ các khu vực mà nếu không đánh bắt những loài này thì kế sinh nhai của người dân nơi đây sẽ chuyển sang hoạt động phá hoại môi trường hơn, chẳng hạn như khai thác gỗ hoặc đánh bắt thương mại 

Điều quan trọng phải thừa nhận rằng đánh bắt các động vật hoang dã đóng vai trò trong việc duy trì nền kinh tế ở địa phương vì hàng chục nghìn ngư dân và cộng đồng ở vùng sâu vùng xa có ít cơ hội việc làm hơn và ít được cung cấp phúc lợi. Hơn thế, báo cáo lập luận rằng đánh bắt cá cảnh có lợi ích nhất định trong việc bảo tồn.  

Mối quan tâm về nuôi trồng thủy sản 

FVS chỉ ra thực tế rằng các chương trình nhân giống cho các loài cá cảnh phổ biến đã mang lại những phúc lợi riêng, họ ủng hộ điều này. Hiện các thành viên của FVS đã và đang giải quyết các vấn đề phúc lợi trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các vấn đề hiện tại không chứng minh rằng đây là một giải pháp có thể thay thế cho việc đánh bắt cá từ tự nhiên. 

Cá vàngFVS ủng hộ việc nhân giống cho các loài cá cảnh phổ biến đã mang lại những phúc lợi riêng. Ảnh: agrifarming.in

Có một số loài cá cảnh biển đã được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt, chẳng hạn như cá tang xanh và cá hề, xuất hiện trong các bộ phim Hollywood. Việc lấy những loài này từ tự nhiên được thực hiện một cách bền vững (không có vấn đề về phúc lợi) mà không có bất kỳ tác động xấu nào đến quần thể hoang dã. 

Tiến sĩ cho biết thêm “Khoảng 700 loài được nhập khẩu vào nước Anh, trong đó khoảng 100 loài chiếm phần lớn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không chỉ khó tối ưu hóa các chương trình nhân giống cho 100 loài đó. Cũng không chắc 600 con kia có thể được lai tạo trên cơ sở hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng đến phúc lợi của chúng.”  

Nguyên nhân do đâu mà lệnh cấm này lại tạo ra nhiều ý kiến trái chiều như vậy 

Số lượng loài cá không bị ảnh hưởng 

Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các loài sinh vật biển sống trong các thủy cung đều bị đánh bắt khi chúng còn nhỏ. Các loài sinh vật biển sinh ra một số lượng lớn cá con do tỷ lệ sống sót trong tự nhiên thấp, do đó việc thu hoạch một phần nhỏ trong số này có thể sẽ ít tác động đến trữ lượng sinh vật hoang dã. 

So với hầu hết các loài chim, động vật có vú và bò sát, cá có số lượng con cao hơn đáng kể, liên quan đến tỷ lệ tử vong và ăn thịt cao. Việc lấy một tỷ lệ phần trăm những cá thể này không ảnh hưởng đến tình trạng quần thể chung của loài đó.

Cá bướmCá có số lượng con cao hơn không đáng kể không ảnh hưởng đến tình trạng quần thể chung của loài đó. Ảnh: wallpapershome.com

Ít ứng dụng vào thực tiễn 

Kết quả của những dữ liệu này lập luận rằng hệ thống phân cấp BVA đang phớt lờ tính khoa học và họ đưa ra những quyết định dựa trên những ý tưởng đã định trước.  

Một loạt bằng chứng khoa học ủng hộ quan điểm đánh bắt thủy sinh được FVS đưa ra, trong khi những người phản đối và bác bỏ những quan điểm này không đưa ra được bằng chứng nào và chỉ dựa trên quan điểm của họ, những gì có vẻ là kinh nghiệm cá nhân. 

Các nhà khoa học cho hay vì lệnh cấm này không có bằng chứng khoa học cụ thể, họ kêu gọi BVA hãy lắng nghe hoặc cứ tiếp tục và lùi lệnh cấm mà không có sự ủng hộ từ phía họ.  

Nếu thực sự có vấn đề quan trọng xung quanh việc đánh bắt cá tự nhiên, các nhà nghiên cứu sẽ sẵn lòng lắng nghe. Trái lại, FVS sẽ giữ nguyên tuyên bố trong chính sách về cá với tư cách là một bộ phận chuyên môn của BVA. Tại thời điểm đó, FVS cũng sẽ đưa ra một tuyên bố về lý do tại sao họ không ủng hộ chính sách đã được đề xuất và bảo vệ các thành viên của FVS trước bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho nghề thú y và bác sĩ thú y về cá nói riêng.  

Biện pháp thay thế FVS 

Thay vì chấp nhận sự cần thiết của một lệnh cấm toàn diện, FVS đang ủng hộ việc đưa ra một chính sách cụ thể về việc đánh bắt cá tự nhiên để buôn bán như vật nuôi, thay vì gộp chung chúng với các loài chim và bò sát. 

Tuyên bố từ FVS, do sự khác biệt đáng kể về hệ sinh thái, chăn nuôi và quản lý cá khiến chúng ta không thể đưa chúng vào chính sách BVA NTCA, chính sách hiện hành về đánh bắt tự nhiên. 

Đánh bắt cáFVS ủng hộ ủng hộ về việc đánh bắt cá tự nhiên. Ảnh: pixelstalk.net

Một chính sách riêng biệt về phúc lợi cho cá được chúng tôi đề xuất và FVS sẵn lòng ủng hộ. Chính sách này có thể bao gồm cá cảnh, nuôi trồng thủy sản (vì điều này không được đề cập trong chính sách bền vững), câu cá và thậm chí có thể là cá được đánh bắt vì mục đích thương mại. 

“Ngành công nghiệp đã chứng minh rằng họ rất giỏi trong việc tự điều chỉnh. Hãy cho chúng tôi thấy những lỗi sai và chúng tôi sẽ sửa chữa nó kịp thời, vì chúng tôi rất quý trọng loài cá và muốn mang đến cho chúng một cuộc sống tốt hơn” Metselaar cho biết thêm. 

FVS đã thảo luận với Hiệp hội Động vật học Thú y Anh để tìm kiếm các giải pháp khả thi và đã có được một số tiến bộ để đạt được thỏa hiệp về vấn đề này. 

Hướng đi trong tương lai 

Trong khi nhiều thành viên của BVA vẫn chưa quyết định, thì lập trường của FVS đã giúp trì hoãn quyết định cuối cùng và FVS đã được tạo cơ hội cung cấp thêm bằng chứng để giải thích cho lựa chọn của họ. 

FVS sẽ quay trở lại cuộc tranh luận về động vật đồng hành phi truyền thống vào tháng 6 với nhiều bằng chứng khoa học hơn. BVA sẽ thảo luận lại nó trong cuộc họp hội đồng tiếp theo của họ, dự kiến diễn ra vào giữa tháng Bảy năm nay. 

Đăng ngày 22/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:05 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:05 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:05 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:05 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:05 25/04/2024