Hội thảo bàn về tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản trong việc cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho số dân đang tăng và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế xanh ở châu Á và Thái Bình Dương.
Sau 3 thập kỷ phát triển nhanh, nuôi trồng thủy sản đã trở thành nguồn cung thủy sản quan trọng nhất cho người dân trong khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương hiện đóng góp trên 90% sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới, cung cấp 60% thủy sản dùng làm thực phẩm cho người dân ở châu Á – Thái Bình Dương và cung cấp 18 triệu việc làm cho người lao động.
Do dân số tăng, thói quen ăn uống của người dân thay đổi cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu thủy sản của châu Á dự kiến tăng 50-60% đạt khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến cũng tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân vì sản lượng thủy sản khai thác tiếp tục thu hẹp.
Phát triển nuôi trồng thủy sản ở châu Á sẽ phải dựa vào các hoạt động thâm canh và bán thâm canh do nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt như nước và đất do cạnh tranh từ những người sử dụng.
Các phương pháp nuôi trồng thủy sản tập trung bền vững đã được phát triển thành công trong khu vực. Việc phổ biến các phương pháp nuôi bền vững được coi là hướng đi hiệu quả để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững trong khu vực. FAO cam kết hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở châu Á-Thái Binh Dương để đáp ứng nhu cầu thuy sản ngày một tăng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xanh của khu vực.