Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
Chất lượng môi trường nước cần bảo vệ và phục hồi để đảm bảo cho tất cả các loại thủy sản nuôi trồng từ tôm, cá, nhuyễn thể đến rong biển phát triển tốt, giảm nguy cơ dịch bệnh

Bảo vệ và phục hồi môi trường nuôi trồng

Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã có Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản. Những mục tiêu cốt lõi là: kiểm soát chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng các mô hình sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn. 

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chỉ ra việc thực hiện Đề án còn gặp nhiều thách thức, từ nguồn lực tài chính hạn chế đến nhận thức chưa đồng đều giữa các địa phương và sự phức tạp trong quản lý môi trường. Một số địa phương đã có những bước tiến đáng ghi nhận bên cạnh nhiều địa phương còn dừng lại ở kế hoạch mà chưa triển khai vào thực tế. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng, giải pháp chính là phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, quản lý chất lượng nước, xử lý chất thải, giảm thất thoát sau thu hoạch. Mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống sản xuất theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các cơ quan quản lý đẩy mạnh giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân. 

Trong bảo vệ môi trường, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nên cần tập trung khuyến khích sự tham gia của họ. Cam kết của doanh nghiệp trong áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có sự hỗ trợ của các tổ chức, là yếu tố quan trọng để xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để xây dựng hình ảnh và thương hiệu. Cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh: Ngành nông nghiệp đang chú trọng phục hồi dinh dưỡng đất và ngành thủy sản cũng phải nghĩ về phục hồi môi trường nuôi để phát triển bền vững, sản phẩm được thị trường đón nhận với giá ổn định.

Mục tiêu năm 2025 và 9 vấn đề cần ưu tiên

Năm 2024 mặc dù gặp nhiều cơn bão lớn tàn phá nhưng sản lượng nuôi trồng vẫn đạt 5,4 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2023. Diện tích nuôi trồng gồm 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu m3 lồng nuôi biển. Mục tiêu năm 2025, diện tích nuôi ổn định như năm 2024 nhưng sản lượng tăng 5%; gồm cá tra 1,65 triệu tấn, tôm nước lợ 1,3 triệu tấn và các thủy sản khác.

Ao tôm thẻMục tiêu năm 2025, diện tích nuôi ổn định như năm 2024 nhưng sản lượng tăng 5%; gồm cá tra 1,65 triệu tấn, tôm nước lợ 1,3 triệu tấn và các thủy sản khác

Để đạt mục tiêu đặt ra, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản của Cục Thủy sản Ngô Thế Anh cho rằng, có 9 vấn đề lĩnh vực nuôi trồng đang đối mặt, cần ưu tiên giải quyết.

1. Chủ động, nhanh nhạy, bám sát thực tiễn để kịp thời có giải pháp thích hợp giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan đang ngày càng tăng.

2. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ đang hạn chế việc ứng dụng công nghệ, quy trình tiên tiến làm giảm hiệu quả kinh tế.

3. Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, kiểm soát dịch bệnh đồng bộ, toàn diện và để nâng cao công tác này phải chú trọng năng lực quản lý của địa phương, đáp ứng được nhu cầu của nuôi trồng.

4. Định hướng công nghệ nuôi phù hợp trình độ kỹ thuật, quản lý để đạt hiệu quả cao.

5. Quan trắc môi trường khắc phục các hạn chế về tài chính, thiết bị và nhân lực để đáp ứng yêu cầu. 

6. Cấp mã số và giấy xác nhận đối với nuôi tôm nước lợ, nuôi biển, nuôi lồng bè cần quan tâm hơn, đảm bảo nhanh, phục vụ tốt sự phát triền.

7. Đảm bảo vệ sinh toàn thực phẩm với các cam kết, thẩm định, chứng nhận và thực hiện việc sử dụng hóa chất kháng sinh đáp ứng yêu cầu; nhất là việc kiểm tra và thực hiện sau cam kết, sau chứng nhận. 

8. Chất lượng sản phẩm đảm bảo sự đồng đều ở các nhà chế biến và xuất khẩu, để không làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

9. Công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm và cá nước lạnh cần khắc phục những hạn chế, khó khăn để đáp ứng yêu cầu phát triển. Công nghệ nuôi những đối tượng này cần quan tâm đổi mới.

Đăng ngày 17/12/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 22:58 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 22:58 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 22:58 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 22:58 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:58 24/12/2024
Some text some message..