Nuôi trồng thủy sản: Sự lên ngôi của công nghệ tự động

Từ những thiết bị giám sát trên không tới dưới nước, những công nghệ tự động tân tiến đang tạo ra diện mạo mới cho ngành nuôi trồng thủy sản; bởi chúng có thể giám sát mọi hoạt động của trại nuôi thuận lợi và dễ dàng ở khắp nơi trên thế giới.

Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.
DTX2 ROV - thiết bị điều khiển tự động từ xa mọi hoạt động dưới mặt nước

Tại Ontario, Canada, hãng Deep Trekker Inc đang hiện đại hóa mọi quy trình nuôi cá tại trang trại bằng thiết bị di động có thể giám sát môi trường sâu dưới mặt nước. Sản phẩm mới nhất của hãng này là DTX2 ROV - một thiết bị điều khiển tự động từ xa mọi hoạt động dưới mặt nước. Thiết bị nhỏ gọn, chạy bằng pin, có thể cầm tay và đã được nhiều công ty nuôi trồng thủy sản quốc tế sử dụng rộng rãi. Amanda Coulas, Giám đốc Marketing tại Deep Trekker cho biết, thiết bị này có kích cỡ bằng một quả bóng rổ, tích hợp camera bên trong và kết nối với thiết bị điều khiển cầm tay. ROVs của Deep Trekker sẽ khiến các công đoạn quản lý trại nuôi cá trở nên đơn giản hơn. Người nuôi cá có thể hoàn tất khâu kiểm tra giám sát bất cứ thời gian nào chỉ bằng một công cụ gọn nhẹ và thao tác đơn giản. Trong thời gian 30 giây, họ sẽ nắm được các thông số quan trọng như sức khỏe của cá, thói quen ăn…

Kana Upton, nhà sinh vật học tại trại nuôi thủy sản Aqua-Cage ở Parry Soung, cũng là khách hàng của Deep Trekker cho biết, thiết bị ROVs đã mở ra cả một thế giới mới. Với hệ thống mỏ neo được cố định ở độ sâu trên 300 feet, thiết bị ROVs có thể tiếp cận và giám sát những khu vực mà thợ lặn không tới được và quan trọng nhất là cung cấp những thông tin giá trị cho nhóm nghiên cứu thủy sản của công ty. Quá trình cá tiêu thụ thức ăn cũng được thiết bị này truyền trực tiếp.
Upton cho biết: Bạn có thể kiểm tra hầu hết các lồng nuôi cá trong cùng một ngày và những dữ liệu liên quan đến sức khỏe của cá luôn được đặt lên hàng đầu. Sự giám sát chi tiết đến mức, người chủ trang trại có thể kiểm tra mọi ngóc ngách từ đáy lồng nuôi cho đến từng mắt lưới của lồng để đảm bảo cá không bị thất thoát, tạo ra lợi ích rất lớn với cả người nuôi cá và môi trường. Chi phí 3.800 USD cho một lần đầu tư thiết bị trên, thế nhưng thiết bị lại giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm những chi phí lớn suốt cả quá trình kinh doanh.

Tại châu Á và các nước Nam Mỹ, máy cho ăn tự động đã giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, cải thiện sức khỏe vật nuôi và hệ số chuyển hóa thức ăn và thậm chí giảm chi phí lao động cho người nuôi tôm. Tại Mỹ Latinh, cho tôm ăn bằng máy tự động là một xu hướng tân tiến - Maximo Quispe Chau, Giám đốc hỗ trợ kỹ thuật tại Công ty Vitapro cho biết. Đầu tư những loại máy này có thể giảm 20 - 40% chi phí sản xuất trong một chu kỳ nuôi tôm. Theo ước tính của Vitapro, 40% người nuôi tôm tại Mỹ Latinh đang có kế hoạch sử dụng máy cho ăn tự động trong thời gian tới. Hãng này cũng đang sử dụng công nghệ hiệu quả trong sản xuất thức ăn có thể làm thấp tỷ lệ thất thoát chất dinh dưỡng ra môi trường, từ đó đảm bảo thời gian thức ăn ở trong nước lâu hơn, cho tới khi chúng được tôm cá tiêu thụ hết.

Tại Na Uy, các nhà khoa học tại SINTEF Ocean, tổ chức nghiên cứu độc lập lớn nhất Scandinavia đang ngày đêm nghiên cứu công nghệ thông minh có khả năng điều khiển và giám sát mọi hoạt động của trang trại từ xa tương tự như thiết bị ROVs. Thông qua dự án ARTIFEX, những thiết bị USV và RPAS đã ra đời và đang chạy thử nghiệm, đây là những công nghệ điều khiển từ xa mọi hoạt động tại trại nuôi cá biển.

Mặc dù, các thiết bị tự động không thể đảm đương hết toàn bộ hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới, nhưng nó lại mở ra một ngành công nghiệp thủy sản dám vứt bỏ những phương thức sản xuất truyền thống lỗi thời và thay thế hoàn toàn bằng thiết bị máy móc hiện đại. Những thiết bị này sẽ cải thiện phúc lợi động vật, chế biến thức ăn và chuyển hóa năng lượng.

sưu tầm
Đăng ngày 07/03/2017
Mi Lan
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 08:28 07/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 08:28 07/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 08:28 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:28 07/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 08:28 07/11/2024
Some text some message..