Nuôi trữ cua đồng, nghề mới cần được phát triển

Đời sống ngày một tăng cao và nhu cầu ăn uống cũng có nhiều thay đổi theo hướng ít lượng nhưng nhiều chất. Số đông cư dân thành thị đã hướng ẩm thực thiên về những sản vật của đồng quê, vừa bổ dưỡng vừa phù hợp với túi tiền nên cua đồng là thực phẩm khá được ưa chuộng.

nuôi cua đồng
Mô hình nuôi cua đồng ở An Giang.

Với nhu cầu thị trường ngày một tăng, nhiều vùng nông thôn An Giang đã phát triển nghề nuôi cua đồng.

Để tìm hiểu hiệu quả của nghề nuôi cua đồng, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức chuyến tham quan mô hình nuôi cua đồng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho cán bộ và nông dân. Tại mô hình nuôi cua đồng của gia đình ông Nguyễn Văn Khanh, ấp Hưng Quới, xã Mỹ An Hưng B, cho thấy, chỉ cần bao lưới xung quanh cao chừng 1 mét, giữ mực nước trong ruộng khoảng 5-7 tấc thì có thể mua cua về thả nuôi.

Theo ông Khanh, với 1.000m2 (1 công) đất ruộng, gia đình thả khoảng 2-4 tấn cua. Mùa vụ nuôi cua nơi đây thường bắt đầu từ giữa tháng 9, vì lúc này nguồn cua giống thu gom được khá nhiều. Mật độ thả cua tùy thuộc vào số lượng cua mua được, các năm trước nhờ mua được khá nhiều cua nên gia đình đã thả 3 tấn cua/công.

Năm nay do nước lũ thấp, và do nhiều yếu tố khách quan khác nên nguồn cua giống khá khan hiếm, nên đến giờ chỉ mới mua được có 1,2 tấn cua, giá mua bình quân 10.000 đồng/kg. Với tình hình hiện nay, lượng cua mua thêm được chỉ chừng khoảng vài trăm ký. Nếu như vậy, mật độ nuôi cua trong ruộng sẽ khá thưa và sản lượng thu được có lẽ không được như các năm trước.

Thức ăn cho cua chủ yếu là khoai mì tươi. Khoai được băm nhỏ thành sợi và rải đều xuống vuông cua. Lượng cho ăn 30kg khoai/tuần/lần. Theo ông Khanh, thời vụ thu hoạch cua cũng tùy thuộc tình hình giá cả và sản lượng cua hiện có trong vuông.

Nếu cua ít hao hụt thì nuôi chừng hơn 2 tháng là bán, nếu hao hụt nhiều thì thời gian nuôi có thể kéo dài đến 4 tháng. Vả lại, dưỡng cua càng gần ngày Tết thì giá bán sẽ càng cao hơn, nếu như cua bị hao hụt 40% vẫn lời, vì giá bán cua thương phẩm thường đạt gấp 3-4 lần giá cua giống, khoảng 35.000 - 40.000đ/kg. Vụ nuôi năm 2010, với sản lượng thu hoạch khoảng 1,5 tấn, gia đình ông Khanh thu được lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.

Đến thăm mô hình nuôi cua của gia đình ông Lê Văn Dợt, ấp An Quới, cũng ở xã Mỹ An Hưng B cho thấy, mô hình được đầu tư khá tốt. Cũng trên diện tích 1.000m2, được đăng lưới cẩn thận và chia làm 2 vuông. Thời vụ nuôi và cách cho ăn giống như mô hình của gia đình ông Khanh, nhưng lợi nhuận cao hơn một ít, nhờ cách bố trí vuông nuôi thành 2 ngăn riêng biệt.

Nhờ nuôi riêng vuông nên có thêm điều kiện để tuyển chọn cua lớn bán trước, và giữ cua nhỏ lại rồi dưỡng đến khoảng hơn 5 tháng mới xuất bán toàn bộ, nên trọng lượng cua cũng như giá bán cua cũng cao hơn so với mô hình nuôi của gia đình ông Khanh.

Cách đây khoảng 5-7 năm, vào mỗi mùa nước rút, đi dọc theo Quốc lộ 91, cứ mỗi sáng sớm, tại đầu những con kênh đào đều thấy cảnh mua bán cua đồng rất nhộn nhịp. Cua thường được phân làm nhiều cỡ, loại cua tốt dành để bán cho thương lái chở đi tiêu thụ ở TP.HCM, phần còn lại thường bán làm thức ăn cho cá. Ước tính, hằng ngày nơi đây trung chuyển hơn chục tấn cua. Vài năm gần đây, vì nhiều lý do, lượng cua đã ít dần, và các điểm trung chuyển cua hầu như đã không còn hoạt động. 

An Giang có nguồn nhân lực dồi dào với nhiều thành tựu về nghề nuôi cá, nuôi tôm trong ruộng lúa, có hệ thống kênh mương nội đồng đẹp như tranh vẽ, có mạng lưới giao thông thủy chằng chịt xuyên suốt đến tận từng ngõ ngách của xóm thôn, đã từng là địa phương có nguồn cua đồng phong phú,… nên việc nuôi cua đối với nông dân An Giang không hề khó.

Nghề nuôi cua cần sự tiếp sức của ngành chức năng để từng bước thực hiện trình diễn nuôi trên chân ruộng, nhất là đối với diện tích đất trồng lúa gặp trở ngại về khâu bơm tưới nước và thu hoạch.

Nhưng vấn đề khó hiện nay là thiếu nguồn cua giống chất lượng tốt để thả nuôi. Nghề nuôi cá tra của An Giang ngày xưa đã có tốc độ phát triển đứng đầu cả nước nhờ vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên, do vậy nếu có biện pháp bảo tồn hợp lý nguồn lợi cua đồng thì sẽ luôn có nguồn cua sạch đáp ứng nhu cầu nuôi trữ và tiêu thụ.

Báo An Giang
Đăng ngày 20/12/2012
Lưu Kim Đính
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:02 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:02 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 10:02 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:02 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:02 19/01/2025
Some text some message..