Nuôi trùn quế: Hết ô nhiễm, hiệu quả cao

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ nghề nuôi bò sữa, từ năm 2014, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Phát triển nông nghiệp Hiệp Thư (xã Phù Đổng) triển khai mô hình nuôi trùn quế. Không ngờ đây là sự kết hợp đúng đắn, mở ra hướng sản xuất sạch.

Nuôi trùn Quế
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thăm khu nuôi trùn ở xã Phù Đổng.

Lợi ích kép

Ông Đào Công Nam, xóm Phù Đổng 1, cho biết, gia đình có 5 con bò sữa, từ năm 2015 đến nay, mỗi ngày bán cho HTX Hiệp Thư 7-8 xô phân, tương đương 500.000 đồng/tháng. Tiền tuy không nhiều, song lợi ích thu được rất lớn. Thử làm một phép tính đơn giản, Phù Đổng hiện có 2.000 con bò sữa, nếu không có HTX thu mua, lượng phân này đổ trực tiếp ra mương, trạm bơm lại hút lên bơm vào ruộng lúa, quanh năm suốt tháng một vòng luẩn quẩn như vậy. Đường làng ngõ xóm lúc nào cũng sặc mùi phân khiến bầu không khí hết sức ngột ngạt, nhất là vào mùa hè. Nhưng 2 năm trở lại đây, bà con vừa có chỗ đổ phân, vừa được tiền nên ai cũng phấn khởi, vui hơn là tình trạng ô nhiễm giảm đáng kể.

Bình quân 1 ngày 2.000 con bò sữa của Phù Đổng thải ra 20 tấn phân, bà con sử dụng 10 tấn để trồng cỏ, làm khí đốt, còn lại bán cho HTX.

Được biết, HTX Phát triển nông nghiệp Hiệp Thư hiện quản lý 17ha đất, khu vực xử lý phân bò sữa bằng trùn quế rộng 20.000m2, mỗi ngày tiêu thụ 10 tấn phân bò tươi. Ngoài ra, còn có các công trình khác: Ao cá 40.000m2, sử dụng thức ăn là trùn quế, nền ao xử lý bằng phân trùn; khu trồng hoa lan 10.000m2; khu trồng cây ăn quả (cam, chuối, bưởi), tất cả đều bón bằng phân trùn quế; còn lại là khu trồng cây xanh lâu năm, đường đi, mương thoát nước.

Nhờ áp dụng công nghệ mới nên khu nuôi trùn luôn sạch sẽ, chất lượng phân tốt, không có mùi hôi thối. Kỹ thuật nuôi trùn khá đơn giản, phân tươi sau khi đổ vào bể tập kết được cho vào máy, trộn men vi sinh, đánh tơi nhuyễn để khử mùi, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, diệt vi khuẩn có hại. Sau khi đánh tơi, tiếp tục trộn men vi sinh hỗn hợp cho vào bể chứa (có tác dụng ủ) trước khi cho trùn ăn. Dùng máy bơm khí nén công suất cao đẩy thức ăn từ bể chứa đến từng luống một cách gọn gàng, sạch sẽ. Cách lấy phân cũng rất đơn giản, sau 1 tháng cho ăn lấy sinh khối trùn trên bề mặt (10 -15cm) ra khỏi luống để thu hoạch phân. Tiếp tục xử lý bằng các chế phẩm sinh học do Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung cấp, cho vào kho ủ, sau 1 tháng sẽ có phân trùn thành phẩm. Hiện, bình quân mỗi tháng HTX thu hoạch 60 - 70 tấn phân, chủ yếu cung cấp cho các trang trại.

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Phát triển nông nghiệp Hiệp Thư, ông Nguyễn Xuân Hùng, cho biết: “Đúng như mục tiêu ban đầu đề ra, HTX đã góp phần giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường trên 20 năm nay ở Phù Đổng. Hiện, phân trùn, trùn con, trùn giống vừa phục vụ khu sản xuất của HTX, vừa bán ra thị trường làm thức ăn chăn nuôi, giúp các địa phương xử lý ô nhiễm môi trường. Trước mắt, HTX đang thiếu nguồn thức ăn cho trùn, giải pháp tình thế là có thể nâng tổng đàn bò sữa từ trang trại bò giống Phù Đổng và thu mua phân từ 2 xã lân cận: Trung Mầu (500 con), Dương Hà (400 con), tương đương 4 tấn phân tươi/ngày (1 tấn phân bò tươi bằng 350kg phân trùn khô). Với mô hình này, HTX đang giải quyết việc làm cho 8 thành viên, trong đó, Chủ tịch HĐQT lương 7 triệu đồng/tháng; các thành viên khác 5 triệu đồng/người/tháng”.

Những điều chưa biết về trùn

Trùn là loại thức ăn giàu đạm, tương đương với bột cá, đặc biệt còn có các kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà bột cá không có. Với hàm lượng protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, trùn còn hội đủ 12 loại axit amin, nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Thức ăn chăn nuôi sử dụng bột trùn không có mùi tanh, bảo quản được lâu hơn so với dùng bột cá. Theo ông W.T.Mason (Đại học Phlorida - Mỹ), trùn, nhất là trùn tươi là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, đặc biệt là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm. Nếu cho cá chình, cá tầm sinh sản ăn trùn tươi hàng ngày bằng 10 - 15% trọng lượng cơ thể thì tốc độ sinh trưởng tăng từ 15 - 40%, năng suất trứng tăng 10%. Nếu trộn 2 - 3% bột trùn vào thức ăn cho tôm, cá, năng suất tăng trên 30%, giá thành giảm 40 - 60%. Nếu để nuôi lợn, năng suất tăng 74,2%; nuôi gà, năng suất trứng tăng 17-25%, tốc độ sinh trưởng tăng 56 - 100%  (nếu thức ăn cho gà có trùn tươi, hầu như gà không bị bệnh, thịt thơm ngon).

Cán bộ kỷ thuật kiểm tra trùn

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra trùn.

Thức ăn chủ yếu của trùn là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau củ quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục… Sau khi được trùn tiêu hóa sẽ trở thành phân, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó, phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo, giữ nước trong đất, chống xói mòn đất.

Nuôi trùn lấy phân chính là áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ rẻ tiền nhất hiện nay trên thế giới. Theo đó, 1 tấn trùn có thể tiêu hủy được 70 - 80 tấn rác hữu cơ hoặc 50 tấn phân gia súc trong vòng 3 tháng. Được biết, một công ty ở Mỹ đã nuôi 5 triệu con trùn để xử lý 2.000 tấn rác/ngày. Ở Nhật Bản, những nhà máy sản xuất 10.000 tấn giấy/năm, tương đương 45.000 tấn chất thải đã sử dụng trùn để xử lý, đồng thời thu được 2.000 tấn trùn khô và 15.000 tấn phân trùn. Nuôi trùn trong gia đình vừa xử lý rác thải, vừa có phân bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước trên thế giới đã làm khay nuôi trùn đặt tại bếp ăn gia đình, thậm chí khách sạn 5 sao.

Đặc biệt, trùn còn được biết đến như một “sứ giả” về môi trường, thổ nhưỡng. Dùng kính hiển vi quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của trùn cho thấy, các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại, hoặc bị lở loét, xuất huyết… có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường đất. Tuy sống trong đất, nhưng da trùn rất ít dính đất; hỗn hợp dịch thể trùn tiết ra, cũng như phương thức vận động của trùn, đang được nghiên cứu mô phỏng về công nghệ không bám đất, hoặc ít bám đất trong cơ giới nông nghiệp. Ngoài ra, trùn còn là một trong những mồi câu hấp dẫn cá. Với 20% dân số có sở thích đi câu ở Nhật cần khoảng 300 tấn trùn/năm; Trung Quốc cũng tiêu tốn 1.000 tấn trùn/năm để làm mồi câu. Trùn còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào, vừa rẻ tiền, vừa dễ thao tác, an toàn cho cả thầy và trò.

Cuối cùng, điều có thể nhiều người chưa biết, đó là trùn còn làm thuốc chữa bệnh cho người: huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn,… Loại axit amin Tyrosin trong trùn có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi, tăng tản nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của trùn có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch cồn của trùn có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc Lumbrokinase làm từ trùn giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, mỡ máu. Trong cơ thể trùn còn có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cửa tử cung, giúp sinh nở dễ dàng; giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh down) ở trẻ em. Mặt khác, trùn còn dùng để làm thực phẩm và mỹ phẩm vì có 8 loại axit amin cần thiết cho người. Hiện, ở Nhật Bản, Đài Loan đã có 200 loại thức ăn chế biến từ trùn; ở Italy trùn được chế biến patê; ở Australia người ta ăn trùn với món ốp - lếp. Trên thế giới đã có đồ hộp thực phẩm và bánh bích quy làm từ trùn. Nhiều nhà dinh dưỡng học dự đoán, trong tương lai, trùn sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng, phổ biến.

Trao đổi với chúng tôi, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Văn Tuấn, cho biết: “Đúng như bà con phản ánh, nghề chăn nuôi bò sữa ở Phù Đổng dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đem lại những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, năm 2014 - 2015, chúng tôi đã xây dựng phương án xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi bò sữa bằng công nghệ nuôi trùn quế, rất may, mọi việc đã thành công như mong đợi. Hiện, chúng tôi đang khan hiếm nguồn thức ăn cho trùn, nên chưa mở rộng được khu sản xuất, việc vận chuyển phân gia súc, gia cầm từ xa về khá nan giải. Thời gian tới chúng tôi sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình”.

  Thiết nghĩ, không riêng Phù Đổng, nuôi trùn quế có thể phát  triển được ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là ở những vùng chăn nuôi lớn do lợi ích kép cả về mặt kinh tế và môi trường mà nó mang lại. 

KTNT
Đăng ngày 20/03/2017
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 05:16 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 05:16 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 05:16 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 05:16 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:16 20/11/2024
Some text some message..