Nuôi Tu Hài - Bảo vệ hay phá hủy môi trường

Tu hài là một trong những món ăn truyền thống quan trọng của người Mỹ bản địa ở vùng Tây Bắc. Thị trường của loại thủy sản này ngày càng mở rộng do nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu. Do nhu cầu lớn từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản nên các trang trại nuôi trồng tu hài đang đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu. Theo kết quả của một khảo sát mới thực hiện, những người nông dân nuôi trồng tu hài không chỉ canh tác trên đất tư nhân của mình nữa mà còn thuê đất công để mở rộng sản xuất tại tiểu bang Washington. Do việc nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đang gây áp lực lên hệ sinh thái tự nhiên ven biển. Bài viết này giúp trả lời câu hỏi: “Nuôi trồng tu hài là bền vững hay đang hủy hoại hệ sinh thái?”

nuôi tu hài
Nuôi cấy con giống trong các ống nhựa làm mất cân bằng hệ sinh thái và gây nguy hiểm cho các loài động vật khác

Tu hài là một loại nghêu lớn có thể sống lên đến 168 năm. Kích thước tối đa có thể đạt được là 8,16 pounds. Tuổi thọ của chúng dài hơn hầu hết các loài sinh vật thân mềm đào hang trong lớp cát sâu. Chúng ẩn hầu hết cơ thể trong lớp cát, chỉ để lộ ra vòi để hút lọc thức ăn từ nước biển. Chúng được tìm thấy trong tự nhiên chủ yếu ở khu vực ven biển British Columbia và bang Washington.

Việc nuôi trồng thương mại được tìm thấy trên những bãi triều thuộc quản lý của chính quyền địa phương. Thời gian nuôi trồng từ ấu trùng đến khi đạt kích thước trưởng thành khoảng 5-7 năm. Trọng lượng thích hợp để sẵn sàng đưa ra thị trường là 2,2 pounds. Khi nuôi thương mại, chúng được lai tạo trong sự kiểm soát nghiêm ngặt nhiệt độ, pH, chu kỳ ánh sáng. Trong môi trường tự nhiên, trứng và tinh trùng sẽ có tỷ lệ gặp nhau ít hơn so với nuôi trồng có kiểm soát.

Khi con giống đạt đến kích thước đủ lớn, chúng sẽ được chôn trong cát. Chúng được nuôi trồng trong các ống nhựa PVC có bọc lưới bên ngoài để bảo vệ khỏi động vật săn mồi trong năm đầu tiên. Khi tu hài đạt kích thước lớn hơn, chúng sẽ được thả ra các bãi nuôi trồng để tự đào hang sinh trưởng. Khi tiến hành thu hoạch, người nông dân thường sử dụng các vòi nước áp lực cao để làm tan vùng cát xung quanh hang của tu hài vì tu hài làm hang khá sâu dưới lớp cát.

Vì nuôi trồng tu hài đang dần mở rộng sang các khu vực đất công nên vấn đề về môi trường lại càng được nâng lên. Đáng chú ý nhất là tác động đến các loài khác trong khu vực, sự xáo trộn lớp cát hóa lỏng ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài khác, chưa kể hệ thống lưới và ống nhựa PVC còn có thể gây ô nhiễm môi trường và làm bẫy các động vật khác.

Tại tiểu bang Washington, Sở cá và động vật hoang dã cho phép việc nuôi tu hài tại các bãi biển công cộng ở các khu vực nhất định. Do đó, các quy định của chính phủ được đưa ra để kiểm tra các vùng này đảm bảo rằng độc tố và các chất có hại không xuất hiện trên các bãi biển công cộng. Điều này giúp ngăn ngừa được mầm bệnh cũng như quy định chặt chẽ sự sinh sản và nuôi trồng tu hài thương mại, đảm bảo tính bền vững và an toàn cho người tiêu dùng.

nuôi tu hài

Tu hài thương phẩm đạt kích thước khá lớn

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nuôi trồng tu hài không gây ảnh hưởng đến bất kỳ loài nào trong khu vực, ngoài ra động vật thân mềm còn có tác động tích cực đến hệ sinh thái biển địa phương. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục theo dõi tác động sinh thái khi mà nuôi trồng tu hài đang mở rộng lên các vùng đất công.

Các ngành công nghiệp xung quanh việc nuôi trồng tu hài đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận cho nền kinh tế khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Thịt tu hài rất có giá trên thị trường thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc. Một công ty ở Tây Bắc Thái Bình Dương có thể bán tu hài với giá 150 $/pounds, mỗi năm xuất khẩu khoảng 330.000 pounds sang thị trường Trung Quốc. Tổng giá trị xuất khẩu tu hài của tiểu bang Washington đạt 75,8 triệu $ mỗi năm.

Kết luận

Tu hài là một loài thủy sản thú vị, có tuổi thọ đáng kinh ngạc. Thịt tu hài có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đây là nguồn cung cấp protein bền vững cho con người. Nhưng những tác động đến môi trường do nuôi trồng tu hài cần được giảm thiểu. Các nghiên cứu hệ sinh thái cần được tiến hành định kỳ để đảm bảo hệ sinh thái không bị ảnh hưởng. Có thể xem đây là một nguồn lợi nhuận tốt cho nền kinh tế

Đăng ngày 17/04/2017
Theo CTV Cẩm Vũ
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:43 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:43 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:43 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:43 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:43 19/04/2024