Nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu: Hết thời làm ăn bát nháo

Từ ngày 20-6, hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ được kiểm soát chặt chẽ theo quy định tại nghị định 36 của Chính phủ, thay vì để các hoạt động này diễn ra bát nháo như thời gian qua.

nuôi cá tra xuất khẩu
Các cơ sở nuôi cá tra chế biến xuất khẩu tới đây sẽ được cấp mã số  nhận diện để có thể truy xuất nguồn gốc - Ảnh:  C.Quốc

Nhiều người nuôi và cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu kỳ vọng với các quy định bắt buộc về việc cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến, đăng ký xuất khẩu... ngành cá tra sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lo ngại rằng những hộ nuôi nhỏ sẽ gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Kẻ mừng, người lo

Là người nuôi và là chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) với quy mô nuôi khoảng 100ha, ông Nguyễn Ngọc Hải cho rằng chắc chắn nhiều người nuôi sẽ gặp khó khăn ban đầu khi các quy định tại nghị định này đi vào cuộc sống. “Nhưng về lâu dài ngành nuôi cá tra sẽ tốt nếu chúng ta làm nghiêm túc”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, với việc quy định vùng nuôi bắt buộc phải phù hợp quy hoạch và phải đạt chuẩn Viet GAP, Global GAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác, một số hộ nuôi nhỏ lẻ sẽ bị loại nhưng những người nuôi còn trụ được sẽ có lãi bởi lúc đó ngành cá tra sẽ khẳng định giá trị bằng chất lượng. Chủ một trại nuôi cá tra khác cũng cho rằng cái khó đối với người nuôi là quy định đạt chuẩn Viet GAP và các chuẩn quốc tế khác bởi người nuôi không thể tự quyết định được. “Như tiêu chuẩn về môi trường, một hộ nuôi có thể vét kênh tại vị trí nuôi của họ chứ không thể nào vét hết cả con kênh, cái này cần bàn tay Nhà nước” - vị này nói.

Cùng quan điểm này, ông Hải cho rằng một trong những quy định đạt chuẩn quốc tế là vùng nuôi phải có ao chứa bùn thải, muốn thực hiện được thì người nuôi phải hùn hạp mua đất. Do đó, chính quyền phải hỗ trợ vốn, vận động tuyên truyền và phải có quy hoạch cụ thể thì mới làm được. “Điều mà người nuôi cá băn khoăn nhất là câu chuyện quy hoạch, bởi lâu nay việc này được nêu rất chung chung như địa phương đó được nuôi bao nhiêu hecta chứ không chỉ rõ địa giới cụ thể nên rất khó xác định là vùng chúng tôi nuôi có nằm trong quy hoạch hay không” - ông Hải băn khoăn.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra huyện Châu Phú (An Giang), cũng băn khoăn việc buộc cá nuôi đạt chuẩn quốc tế sẽ khiến nhiều người nuôi nhỏ lẻ “chết” vì không có điều kiện để tự làm đạt chuẩn được. “Doanh nghiệp có tiền, có vùng nuôi lớn, có điều kiện mới đạt được, người nuôi nhỏ lẻ sẽ thiệt thòi và không còn cơ hội. Ngoài ra việc giao cho Hiệp hội Cá tra VN kiểm soát hoạt động xuất khẩu, tôi cũng băn khoăn là liệu năng lực họ có làm nổi không” - ông Nguyên nói.

Thà đau một lần

Ông Nguyễn Văn Kịch - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP thủy sản Cafatex (Hậu Giang) - cho rằng nghị định 36 sẽ chấn chỉnh “thói hư tật xấu” của ngành cá tra và nếu các bộ ngành liên quan, chính quyền các địa phương và Hiệp hội Cá tra VN làm đúng, tránh tiêu cực trong quy hoạch, kiểm soát vùng nuôi và hoạt động xuất khẩu thì chắc chắn ngành cá tra sẽ phục hồi, phát triển.

Theo ông Kịch, với việc sản lượng cá tra năm sau luôn cao hơn năm trước, sản xuất một năm mà một năm rưỡi bán chưa hết hàng dẫn đến bán tháo, bán phá giá đã khiến ngành cá tra bị “bệnh” nặng và nghị định 36 chính là phương thuốc trị “bệnh” ấy nếu được làm đúng và nghiêm túc. Tuy nhiên, ông Kịch thừa nhận không chỉ người nông dân lo lắng và cho rằng sẽ bị o ép, mà bản thân các doanh nghiệp cũng không muốn vì cảm thấy bị quản chặt thêm.

Nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản cũng thừa nhận người nuôi nhỏ lẻ sẽ khó đạt được các chuẩn quốc tế theo quy định. Do đó, khi nghị định đi vào thực tế, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như đào tạo, tập huấn, tạo điều kiện liên kết người nuôi thành những nông trại lớn... Theo các doanh nghiệp, nếu nghị định được thực hiện một cách nghiêm túc và không tiêu cực, hoạt động nuôi và xuất khẩu cá tra chỉ còn những doanh nghiệp hay cá nhân có kinh nghiệm.

Ngược lại, những doanh nghiệp hay cá nhân làm ăn kiểu chụp giật như trước đây sẽ không thể tồn tại. “Nhưng nếu lực lượng có thẩm quyền quản lý theo quy định mà tiêu cực, ưu ái cho doanh nghiệp này, không ưu ái cho doanh nghiệp khác hoặc tiêu cực ở khâu kiểm soát xuất khẩu thì không những ngành cá tra không phát triển mà còn làm nó tồi tệ hơn thời gian qua”, giám đốc một doanh nghiệp nói.

Ông Võ Hùng Dũng - giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN chi nhánh Cần Thơ kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN - cho rằng chắc chắn các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng sẽ ủng hộ chủ trương siết lại hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra để xây dựng một ngành cá tra phát triển bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp băn khoăn về tỉ lệ mạ băng, hàm lượng nước, rồi vấn đề quy hoạch vùng nuôi do đến tháng 6-2014 Bộ NN & PTNT mới công bố quy hoạch chung vùng nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu

Liên quan đến vấn đề đăng ký xuất khẩu, ông Võ Hùng Dũng - phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN thừa nhận chưa biết các doanh nghiệp có phải đăng ký với Hiệp hội Cá tra kể từ ngày 20-6, thời điểm nghị định 36 có hiệu lực hay không. “Chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị hướng dẫn cụ thể hơn một số nội dung nghị định, trong đó có việc đăng ký hoạt động xuất khẩu. Nhưng nếu áp dụng ngay theo nghị định, chúng tôi sẽ tổ chức theo hình thức đơn giản nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu, trước khi có hướng dẫn của các bộ ngành liên quan” - ông Dũng nói.

Cấp mã số nhận diện, truy xuất nguồn gốc

Từ ngày 20-6-2014, nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ bắt đầu có hiệu lực với nhiều quy định khắt khe về điều kiện nuôi, chế biến, chất lượng an toàn thực phẩm và hoạt động xuất khẩu... Cụ thể, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải có địa điểm, diện tích nuôi phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá tra đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng nuôi; cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi... Đối với cơ sở chế biến cá tra, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thủy sản; nằm trong quy hoạch nuôi, chế biến cá đã được phê duyệt hoặc chấp thuận; áp dụng các biện pháp phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến...Đ.KHÔI

Báo Tuổi Trẻ, 02/06/2014
Đăng ngày 03/06/2014
Nuôi trồng

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 07:22 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 07:22 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 07:22 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 07:22 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 07:22 04/12/2024
Some text some message..