Núp bóng cải tạo khu nuôi trồng, múc đất đem bán

Bàu Tràm ở thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) từng là một vùng trũng thấp, lau sậy phủ kín. Chủ trương của thành phố sẽ cải tạo nơi này thành khu nuôi trồng thủy sản khiến người dân phấn khởi. Thế nhưng, đơn vị thi công lại đào đất đem đi bán, khiến môi trường, ruộng đồng xung quanh bị ảnh hưởng.

đào bới đất
Khu vực Bàu Tràm đã bị đào bới nham nhở.

Ông Thái Mai, một người dân địa phương, cho biết: Từ khi đơn vị thi công đào bới, mạch nước ngầm bị ảnh hưởng, mùa nắng giếng nước của người dân xung quanh cạn kiệt. Vào mùa mưa, Bàu Tràm biến thành biển nước mênh mông hết sức nguy hiểm.

“Đơn vị thi công chỉ đào đất sét đem đi bán, chứ không cải tạo gì. Chúng tôi rất bức xúc vì nói đào ao nuôi cá mà lại đào quá sâu, mưa nhẹ đã lút bờ thì làm sao nuôi cá”, ông Mai cho biết. Theo ông Mai, nhiều vị trí tại khu vực Bàu Tràm sau khi được “cải tạo” từ bằng phẳng nay đã thành những hố sâu, lút cả cây tre dài.

Ông Nguyễn Duy Hùng, trưởng thôn Cẩm Toại Tây cho biết: Đơn vị thi công đã đào quá sâu có chỗ sâu đến 7-8m, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân xung quanh. Nhân dân bất bình, vì đào sâu như vậy không thể nào nuôi cá…

“Đơn vị thi công làm để đối phó, mục đích là múc đất đi bán để tư lợi là chính. Nhân dân chúng tôi ai cũng thấy rõ và bất bình. Chúng tôi đã điện thoại vào đường dây nóng báo cáo lên lãnh đạo thành phố, đại biểu Quốc hội nhưng vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng”, ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông Hùng, khi dự án triển khai, đơn vị thi công đào ngày đào đêm, chở đất công khai không bị ai quản lý giám sát, trong khi chính quyền xã và thôn không có thẩm quyền. Ngày cao điểm có gần 30 xe chạy liên tục, chở đất bụi bay mù mịt.

Quá trình đào đất không có rào chắn hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Ngoài giếng hết nước, vào mùa sản xuất, cánh đồng Cẩm Toại Tây với gần 60ha thiếu nước sản xuất do việc thi công đào sâu đã hút hết nước chảy về đây.

Từ khi bắt đầu thi công (năm 2014) đến nay, một lượng lớn đất sét đã được chở đi bán cho các nhà máy gạch. Dự án của huyện và thành phố làm nhưng không có ai giám sát.

Chính quyền bật “đèn xanh”?

Khu nuôi trồng thủy sản tại Bàu Tràm được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại QĐ 6070, ngày 3/9/2013. Đơn vị thi công là Cty CP khai thác khoáng sản Thanh Hoài. Dự án nhằm cải tạo Bàu Tràm để xây dựng thành khu nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, đến ngày 29/1/2015, UBND TP Đà Nẵng lại có Quyết định số 574 cho phép Cty Thanh Hoài được khai thác khoáng sản đất sét thời hạn 6 tháng tại khu nuôi cá Bàu Tràm (xã Hòa Phong) để cung cấp cho các nhà máy gạch trên địa bàn. Khối lượng được phép 22.308 m3. Khi hết giấy phép trên, ngày 19/1/2016, UBND TP Đà Nẵng lại tiếp tục cho phép Cty này khai thác đất sét tại Bàu Tràm với khối lượng 27.295m3.

Việc đơn vị thi công lợi dụng việc cải tạo Bàu Tràm để chở đất đi bán, ông Lê Đức Toại, Trưởng phòng TN&MT huyện Hòa Vang, cho rằng: Quá trình cải tạo, đơn vị thi công được phép tận thu để đầu tư vào giai đoạn 3 nên được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Mỗi giai đoạn, Cty được cấp giấy phép khai thác khoáng sản riêng. Việc Cty đào quá sâu, không như thiết kế ban đầu phải có máy móc, thiết bị đo đạc tính toán chính xác mới có thể kết luận được. Quá trình làm, có xảy ra sai sót đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục.

Về tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng mạch nước ngầm, thiếu nước sản xuất, ông Toại cho rằng: đó chỉ là ý kiến phản ánh của người dân, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nên không thuyết phục. Riêng việc đơn vị thi công múc và bán đất cho ai, ông Toại nói: không theo dõi được.

Báo Tiền Phong, 17/10/2016
Đăng ngày 17/10/2016
Nguyễn Thành
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 15:32 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 15:32 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 15:32 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:32 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 15:32 17/11/2024
Some text some message..