Ồ ạt thả phao, bè nhử vẹm trên sông ở Khánh Hòa

Hàng chục hộ dân đang lấn chiếm lòng sông Quán Trường, thành phố Nha Trang để nuôi, nhử vẹm, cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường.

Ồ ạt thả phao, bè nhử vẹm trên sông ở Khánh Hòa
Người dân thả vẹm dày đặc trên sông Quán Trường.

Dòng sông Quán Trường được tỉnh Khánh Hòa đầu tư nạo vét, xây bờ kè, để giải quyết thoát lũ cho khu vực phía Tây thành phố Nha Trang. Thế nhưng, mấy tháng nay, trên sông này xuất hiện dày đặc phao, bè nổi.

Các phao nổi bằng nhiều vật liệu như xốp, can nhựa, thùng nhựa được thả thành hàng, cách nhau chừng 1-2m. Còn bè nổi được kết bằng khung tre với quy cách mỗi ô bè 3x4m, mỗi khu vực có hàng chục ô bè dọc, ngang, diện tích mặt nước bị bao chiếm lên đến hàng trăm mét vuông.

Người dân còn lắp, dựng nhà bè trên sông để trông coi các bè nhử vẹm. Việc nhử vẹm bằng phao đơn khá đơn giản, chỉ cần một sợi dây, một đầu gắn phao nổi, đầu còn lại gắn bao tải chứa cát, gạch và đá. Sau đó, thả ngư cụ tự chế này xuống sông, vẹm sẽ bám vào các sợi dây.

Khi vẹm lớn, hàng ngày người dân đi dọc bãi sông để thu hoạch bằng cách kéo sợi dây có vẹm lên, sau đó, dùng tay tuốt vẹm đổ vào thuyền. Anh Nguyễn Văn Tuấn, thường xuyên nhử vẹm tại khu vực này cho biết: “Tôi ở trong Đồng Bò ra đây, thấy người ta bắt thì mình bắt theo. Vẹm này để bán cho những người nuôi tôm hùm”.

Không chỉ người dân địa phương mà nhiều người từ nơi khác đến khu vực này để nhử vẹm. Vẹm được thu hoạch, đóng bao, sau đó, thương lái đến mua ngay tại bờ với giá từ 5.000-7.000 đồng/kg. Một ngày, mỗi gia đình có thể thu hoạch từ 1-5 tạ vẹm, tùy theo diện tích nhử. Việc nhử vẹm tràn lan gây cản trở dòng chảy, ô nhiễm môi trường.

Cách đây khoảng 2 năm, thành phố Nha Trang đã cưỡng chế xử lý tình trạng này. Dòng sông Quán Trường trước đây chảy quanh co, lau sậy, sình lầy. Mấy năm trước, tỉnh  Khánh Hòa đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy, xây dựng bờ kè.


Vẹm được dùng làm thức ăn cho tôm hùm.

Việc người dân nhử vẹm trên sông là hành vi bị cấm. Chính quyền thành phố Nha Trang đã thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ nhưng sau đó tình trạng này lại tái diễn. Ông Nguyễn Thanh Hy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, địa phương có diện tích mặt nước bị người dân lấn chiếm nhiều nhất cho biết, do địa hình sông nước nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

“Địa phương chỉ vận động, tuyên truyền người dân. Vì đây là công trình đang nạo vét, đáng lý là trách nhiệm của chủ đầu tư, phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các địa phương, phải có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng hơn nữa”, ông Nguyễn Thanh Hy nói.

Còn ông Quách Thanh Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho rằng, khu vực sông Quán Trường không được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản và đơn vị không thể tự tháo dỡ lồng, bè của người dân lấn chiếm trong phạm vi dự án. Ban quản lý dự án vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Nha Trang, phối hợp để cưỡng chế tháo dỡ các trường hợp lấn chiếm lòng sông để nhử vẹm, tạo thông thoáng dòng chảy trong mùa mưa lũ.

Ông Quách Thanh Sơn đề nghị: “Chính quyền địa phương cần quản lý. Người dân đang nuôi như vậy thì chúng tôi không tự ý ra rút của người dân được. Phải tổ chức lực lượng chuyên ngành đi để mà cưỡng chế”.

VOV-Miền Trung
Đăng ngày 14/11/2018
Thái Bình
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 15:11 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 15:11 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 15:11 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 15:11 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:11 28/11/2024
Some text some message..