Ô nhiễm “bủa vây” người nuôi trồng thủy sản

Nuôi hàu, cá bè là nghề sinh sống của cả ngàn hộ dân tại xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thả xuống đùng hàng chục triệu đồng tiền tôm sú giống, nhưng bà Trương Thị Xiên chỉ thu được ít cá rô phi - Ảnh: Đông Hà
Thả xuống đùng hàng chục triệu đồng tiền tôm sú giống, nhưng bà Trương Thị Xiên chỉ thu được ít cá rô phi - Ảnh: Đông Hà

Thế nhưng, nhiều năm nay, ngư dân ở đây phải chịu đựng sự “bủa vây” của nạn ô nhiễm do các nhà máy chế biến xả thải gây ra và khai thác cát.

Sông Chà Và, xã Long Sơn là nơi tập trung hàng ngàn giàn nuôi hàu, hàng trăm bè cá lồng, nhưng hiện tại có rất nhiều giàn nuôi hàu ở phía trên cầu Chà Và đang bị bỏ hoang. Nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm, hàu không đóng trứng trên giàn nên ngư dân bỏ đi, tìm nơi nuôi mới. Địa điểm nuôi mới hiện nay cũng nằm trên sông Chà Và nhưng ở phía gần cửa biển hơn và xa các nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành. Tuy nhiên, địa điểm nuôi mới này cũng bị đe dọa bởi các máy bơm hút cát.

Ông Nguyễn Văn Cu, ngụ tại thôn 6, xã Long Sơn - người từng nuôi hàu hơn chục năm nay, cho biết vì nước quá ô nhiễm nên hàu không thể đóng trứng trên thẻ ximăng. Từ ngày chuyển địa điểm nuôi ra phía dưới cầu Chà Và, hàu có đỡ chết nhưng thu nhập không đáng kể.

Theo ông Cu, ngày trước nuôi hàu phía trên cầu Chà Và chết bảy phần thì nay có đỡ hơn nhưng cũng chết mất hai, ba phần. Một người nuôi hàu khác cho hay mấy năm qua, bất cứ ai nuôi trồng thủy sản ở xã Long Sơn đều dính phải hàu chết, tôm cá chết vì nguồn nước độc. Ông Nguyễn Văn Xuyến, ngụ thôn 3, xã Long Sơn, có hơn 4 mẫu đùng (một kiểu ao nhưng có thể mở cống để lấy nước tự nhiên vào - pv) nuôi cá mú nhưng năm nay chưa thu được một ký nào. “Lòng vòng quanh đùng của tôi, nhà nào cũng có cá chết, tôm chết. Cá trúng nước độc chết dày đặc bên mé đùng” - ông Xuyến ngao ngán nói.

Ông Võ Văn Mùi, chủ tịch UBND xã Long Sơn, cho biết xã có được quy hoạch hơn 700 ha nuôi trồng thủy sản nhưng hiện tại bà con ngư dân bị kẹp giữa hai đầu ô nhiễm. Đầu ra thì hàng chục nhà máy chế biến hải sản xả thải. Đầu vào thì máy hút cát thọc vòi xuống lòng sông làm khuấy động dòng nước, bùn dơ, chất bẩn ở đáy sông trồi lên làm nước bẩn. Ông Nguyễn Văn Bình, phó chủ tịch UBND xã Long Sơn, cũng khẳng định việc hút cát ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước làm cá, tôm chết. Nhưng thủ phạm lớn nhất vẫn là các nhà máy chế biến hải sản ở ấp Cát Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành.

UBND xã Long Sơn cho biết đơn vị hiện đang khai thác cát trên sông Chà Và là Công ty TNHH Hoàng Linh. Công ty này được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy phép khai thác cát và vài năm nữa giấy phép mới hết hạn. Theo lãnh đạo xã Long Sơn, việc khai thác cát tuy được phép nhưng không ai giám sát công ty trên khai thác cát ở độ sâu bao nhiêu, có quá giấy phép hay không...

Độ ô nhiễm tại khu tập trung các nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải thấy rõ bằng mắt thường. Chúng tôi đi ngoài đường, mùi hôi thối của nước thải xộc thẳng vào mũi. Phía sau các nhà máy chế biến hải sản là hồ chứa xả nước thải đen, hôi thối. Trên mặt hồ, váng dơ bẩn đóng ken đặc. Nước thải từ hồ này theo kênh chảy ra sông Chà Và qua cống xả số 6. Cây mắm, cây đước xung quanh hồ nước này và hai bên rạch dẫn nước từ hồ đổ ra sông Chà Và đều chết trụi, trơ gốc.

Bà Trương Thị Xiên, một ngư dân có đùng nuôi tôm gần các nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải, cho hay vợ chồng bà thả xuống đùng hơn 30 triệu đồng tiền tôm sú giống nhưng đến nay không thu được con tôm nào, trong đùng chỉ toàn cá rô phi bé xíu, bán được vài ngàn đồng/kg cho những người làm cá phân. “Vì không thể sinh sống bằng nghề nuôi cá nên chồng tôi phải đi làm thêm nghề khác để kiếm sống” - bà Xiên nói.

Cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm 

 

Ngày 14-11, ông Lê Tân Cương, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết qua khảo sát các đợt cá chết tại xã Long Sơn và kiểm nghiệm nước cho thấy cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm. Có ba lý do làm nước bị ô nhiễm gồm: nước xả thải từ các nhà máy chế biến hải sản ở Tân Hải (Tân Thành); tận thu, khai thác khoáng sản ở sông Chà Và; nước bị nhiễm bẩn bởi thức ăn nuôi cá.

Tuy nhiên, ông Cương cũng cho biết chưa thể xác định rõ mức độ gây ô nhiễm cụ thể của từng nguyên nhân. Sắp tới Sở Tài nguyên và môi trường sẽ mời các nhà khoa học của Viện Môi trường và tài nguyên (ĐHQG TP.HCM) đánh giá chính xác, xác định rõ nguyên nhân cụ thể do ai gây ra như đã từng làm khi đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải do Vedan gây ra trước đây.

 

 

Tuổi trẻ
Đăng ngày 15/11/2012
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 10:33 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 10:33 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:33 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 10:33 20/11/2024
Some text some message..