Phái đoàn EU tới Ấn Độ thanh tra các sản phẩm thủy sản

Với lo ngại ngày càng gia tăng tại châu Âu liên quan đến dư lượng kháng sinh trong các lô hàng thủy sản từ Ấn Độ, một phái đoàn cấp cao của EU đang có kế hoạch tới các nhà máy chế biến thủy sản và các cảng của Ấn Độ để thị sát.

Phái đoàn EU tới Ấn Độ thanh tra các sản phẩm thủy sản
Ảnh minh họa: Internet

Phái đoàn gồm 2 – 3 người, dự kiến sẽ tới thăm Ấn Độ từ 21 – 28/11/2017. Nhóm công tác sẽ tới Odisha đầu tiên và sau đó tới các bang khác, bao gồm Andhra Pradesh và Maharashtra, theo cơ quan xúc tiến xuất khẩu của Ấn Độ cho biết.

Mục đích chuyến thăm của phái đoàn là thu thập thông tin tại thực địa từ những khu vực mà các sản phẩm thủy sản được sản xuất và chế biến, theo cơ quan xúc tiến xuất khẩu Ấn Độ cho hay. Bên cạnh những lo ngại về số lô hàng thủy sản Ấn Độ chứa kháng sinh cấm ngày càng tăng, EU cũng rất không hài lòng về phản ứng cho tới nay của các nhà chức trách Ấn Độ.

Theo báo chí Ấn Độ, nhà tư vấn các vấn đề pháp lý ngành thủy sản là Ivan Bartolo, người phát ngôn đại diện cho ngành thủy sản tại Anh, cho biết phái đoàn sẽ đánh giá hoạt động của các nhà chức trách giám sát thủy sản Ấn Độ và các tổ chức được ủy quyền trong triển khai các quy định kiểm soát chính thức liên quan tới dư lượng và các chất trong động vật sống và các sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm để xuất khẩu sang EU. Phái đoàn cũng kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng các sản phẩm không chứa dư lượng thuốc BVTV, thuốc diệt sâu bọ và các chất rắn vượt quá các giới hạn tối đa mà EU đặt ra.

Ủy ban châu Âu hiện đang tiến hành rà soát quy trình kiểm tra của Ấn Độ và đang xem xét lệnh cấm toàn diện đối với nhập khẩu thủy sản Ấn Độ, có thể được thông báo và triển khai trong vài tháng tới. FDA của Mỹ sẽ theo dõi sát sao động thái của EU và có thể tự tiến hành rà soát, phụ thuộc vào kết quả của phía EU.

EU là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước này. Năm 2016, EU đã thắt chặt các quy tắc kiểm tra đối với các sản phẩm thủy sản nuôi từ Ấn Độ với quyết định nâng mức kiểm tra lên 50% số lô hàng từ tỷ lệ 10% trước đó.

Nhiều nhà xuất khẩu Ấn Độ chào đón phái đoàn châu Âu xen lẫn lo ngại rằng các cuộc kiểm tra sẽ là một bước trung gian tiến tới quyết định cấm nhập khẩu thủy sản Ấn Độ. Tuy nhiên, theo Seafood Source, người phát ngôn đại diện của Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI), chuyến thăm của phái đoàn sẽ cải thiện quan hệ thương mại giữa hai bên. Các kết quả kiểm tra sẽ giúp các nhà xuất khẩu Ấn Độ cải thiện quy trình và nâng cao hoạt động xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Gappingworld
Đăng ngày 17/11/2017
Seafood Source
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 13:37 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 13:37 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 13:37 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 13:37 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 13:37 19/12/2024
Some text some message..