Phấn đấu đến cuối năm diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 35 ngàn héc-ta

Mục tiêu của ngành nông nghiệp là phấn đấu cuối năm 2016, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 35 ngàn héc-ta, sản lượng 48,8 ngàn tấn (trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 7 ngàn héc-ta; diện tích nuôi tôm sú quảng canh, tôm lúa, tôm rừng đạt 28 ngàn héc-ta.) Sản lượng đạt 48,8 ngàn tấn, trong đó tôm sú 8,8 ngàn tấn, tôm chân trắng 40 ngàn tấn.

thu hoach tom cang
Thu hoạch tôm càng trong vùng nước lợ. Ảnh: Hoàng Vũ

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, ngành nông nghiệp đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tăng cường quan trắc môi trường; kiểm tra chất lượng và kiểm dịch tôm giống trên địa bàn tỉnh và công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm biển nuôi. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trong nuôi trồng thủy sản; việc sử dụng chất cấm và bơm chích tạp chất tôm thương phẩm. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm biển; các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất đối với các mô hình nuôi tôm thâm canh, quảng canh, tôm lúa, tôm rừng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Xây dựng chương trình tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, thông tin quan trắc môi trường vùng nuôi, tình hình dịch bệnh trên tôm biển nuôi trên các phương tiên thông tin như Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh - Truyền hình Bến Tre, website của sở.... Cung cấp các thông tin về giá cả thị trường sản phẩm tôm nguyên liệu thông qua các cuộc họp Ban quản lý vùng nuôi, email, website của sở để người dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin.

Thứ ba, tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… vào sản xuất và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm biển. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống, thức ăn trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động việc tổ chức sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Hỗ trợ hoạt động cho Ban quản lý vùng nuôi thủy sản nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ban trong công tác quản lý môi trường, dịch bệnh trên tôm nuôi. Khuyến cáo những hộ có điều kiện nên áp dụng biện pháp ương tôm giống trước trong diện tích nhỏ (gièo hoặc ao đất, ao lót bạt), ương từ 25 - 30 ngày, khi điều kiện thuận lợi thì tiến hành thả ra ao nuôi để rút ngắn thời gian, giảm dịch bệnh. Nhân rộng mô hình nuôi tôm biển thâm canh ghép với cá rô phi nhằm giúp cải thiện tốt môi trường ao nuôi.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Rà soát các văn bản có liên quan để tham mưu điều chỉnh, sửa đổi quy định về kiểm dịch phù hợp với Luật Thú y. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại cơ sở. Tập trung công tác xét nghiệm bệnh thủy sản; thường xuyên duy trì trao đổi thông tin 2 chiều với các tỉnh có liên quan để phối hợp quản lý chặt chẽ công tác kiểm dịch. Thực hiện xuyên suốt công tác giám sát dịch bệnh các trại sản xuất giống tôm biển và vùng nuôi tôm biển theo kế hoạch năm; tăng cường lấy mẫu tái kiểm các bệnh nguy hiểm trên tôm biển để kiểm tra dịch bệnh đối với giống tôm biển nhập tỉnh; làm tốt công tác chống dịch nhằm hạn chế tối đa sự lây lan, kịp thời hỗ trợ hóa chất dự trữ quốc gia chống dịch ngay khi nhận khai báo dịch bệnh từ người dân; phối hợp với viện, trường nghiên cứu tìm nguyên nhân gây chết trên thủy sản (các bệnh mới xuất hiện trên tôm biển nuôi), từ đó đề ra giải pháp phòng bệnh hiệu quả. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh và các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động di nhập vận chuyển giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, hoạt động kinh doanh thuốc thú y thủy sản để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Thứ năm, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nuôi thủy sản thực hiện đúng quy hoạch và công khai các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện tốt khuyến cáo lịch thời vụ nuôi tôm biển năm 2016. Tham mưu điều chỉnh khung lịch mùa vụ nuôi tôm biển phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và tình hình thực tế của địa phương. Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, để vật tư nông nghiệp đưa vào sản xuất đảm bảo chất lượng. 

Báo Đồng Khởi, 09/09/2016
Đăng ngày 10/09/2016
NVB
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 17:28 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 17:28 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 17:28 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 17:28 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 17:28 05/05/2024