Phát hiện “bệnh viện phụ sản” của hàng nghìn con bạch tuộc

Hơn 1.000 bạch tuộc đang chen chúc ấp trứng cùng lúc dưới đáy biển khu vực ngoài khơi bờ biển California (Mỹ) khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Phát hiện “bệnh viện phụ sản” của hàng nghìn con bạch tuộc
Hàng nghìn con bạch tuộc cùng lúc đến ấp trứng tại khu vực đáy biển California là cảnh cực hiếm gặp.

Đây cũng là trại ấp trứng bạch tuộc lớn nhất thế giới trên một ngọn núi lửa không hoạt động dưới đáy biển lần đầu được phát hiện.

"Điều này chưa bao giờ được phát hiện trước đây ở khu vực California và trong các khu bảo tồn và cả ở trên thế giới”, Chad King, nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.

Để có được những hình ảnh hiếm thấy của hàng nghìn con bạch tuộc đang ấp trứng. Các nhà khoa học đã sử dụng một con tàu thăm dò đặc biệt có tên Nautilus xuống độ sâu 3,2km.

Theo quan sát của các nhà khoa học, có 99% bạch tuộc mẹ đang ôm chặt trứng của mình đã đẻ trong những vết nứt trên các tảng đá dưới đáy biển.

Hiện tượng bạch tuộc rủ nhau đến cùng một địa điểm để ấp trứng thực sự hiếm gặp bởi bạch tuộc là loài sống đơn độc.

Lý giải về nguyên nhân hàng nghìn con bạch tuộc cùng ấp trứng tạo ra một cảnh tưởng chưa từng thấy với các nhà hải dương học, các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể khu vực núi lửa Davidson Seamount có nước ấm hơn so với các vùng biển khác nên những bạch tuộc cái đã tìm tới đây.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác không đồng ý quan điểm này bởi núi lửa Davidson Seamount đã tắt từ lâu, làm sao nước ở khu vực này ấm hơn được. Đây là một điều phi lý. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể ở khu vực này có một nguyên nhân khác đã hấp dẫn những con bạch tuộc đến đẻ trứng và ấp.

Hiện tại, nguyên nhân thực sự vì sao có tới hàng nghìn con bạch tuộc “rủ nhau” đến cùng ấp trứng một lúc vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Nguồn: Youtube/EVNautilus

Báo Dân Trí
Đăng ngày 07/11/2018
Khôi Nguyên (Theo Science Alert)
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 12:34 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 12:34 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 12:34 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 12:34 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:34 20/11/2024
Some text some message..