Phát hiện cơ sở dùng hóa chất công nghiệp và SX thuốc thú y trái phép

Hóa chất chỉ sử dụng trong công nghiệp, nhưng đã được Cty TNHH VIBO đưa vào thành phần của một số sản phẩm dùng trong thủy sản.

ViBo
Toàn bộ số hàng hóa vi phạm

Ngày 2/8, Thanh tra Bộ NN-PTNT phối hợp với Cục Cảnh sát Môi trường và Trung tâm Thú y Vùng 6, đã kiểm tra và bắt quả tang một Cty ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) đang sản xuất trái phép nhiều loại thuốc thú y và sử dụng hóa chất công nghiệp.

Cụ thể, tại xưởng sản xuất của Cty TNHH VIBO (147, đường Thanh Niên, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM), Đoàn công tác liên ngành đã phát hiện có 5 loại hóa chất nguyên liệu, gồm sunphat sắt (Ferrous Sulfate), sunphat manhê (Magnesium Sulfate), sunphat mangan (Manganese Sulfate), sunphat đồng và Methylen.

Các hóa chất này là hàng nhập khẩu, được đựng trong bao hoặc trong thùng. Trên từng bao hay trên thùng có ghi rõ dòng chữ bằng tiếng Anh “For Industrial Use Only” (chỉ sử dụng trong công nghiệp).

Hóa chất chỉ sử dụng trong công nghiệp, nhưng đã được Cty TNHH VIBO đưa vào thành phần của một số sản phẩm dùng trong thủy sản.

Cụ thể, đoàn công tác liên ngành đã phát hiện 2 loại sản phẩm sử dụng trong nuôi thủy sản mà Cty TNHH VIBO sản xuất, có thành phần là những hóa chất nói trên. Những sản phẩm này gồm: MIXLEC (sản phẩm chuyên dùng cho tôm - Khoáng tạt kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, chắc thịt); BIO POND (sản phẩm chuyên dùng cho cá - giải độc nước lắng tụ chất lơ lửng). Trong đó, sản phẩm MIXLEC là khoáng tạt, đưa xuống nước để tôm ăn ngay nên nguy cơ gây tồn dư kim loại nặng trong tôm là khá cao.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN-PTNT), cho biết, sử dụng hóa chất dùng trong công nghiệp vào việc sản xuất các sản phẩm dùng trong chăn nuôi, nuôi thủy sản, sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm động vật. Người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm động vật này sẽ bị tồn dư kim loại nặng trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (có thể bị ung thư khi trong cơ thể tích tụ hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép).

Do đó, việc dùng hóa chất công nghiệp để sản xuất TĂCN, thuốc thú y là một hành vi nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới XK. Trong năm 2015, đã có 10 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước NK trả về vì nhiễm kim loại nặng.


Dòng chữ tiếng Anh trên 1 bao hóa chất ghi rõ “For Industrial Use Only” (Chỉ dùng trong công nghiệp)

Bên cạnh đó, đoàn công tác liên ngành còn phát hiện Cty TNHH VIBO đang sản xuất trái phép 4 loại thuốc kháng sinh, gồm: FLOSAL 2000 (đặc trị bệnh gan, thận mủ và xuất huyết trên cá); FAXY (đặc trị bệnh hoại tử gan - gan thận mủ); FLODOCIN và UV - DOXY.

Sở dĩ có thể khẳng định 4 loại kháng sinh này được sản xuất trái phép là bởi xưởng sản xuất của Cty TNHH VIBO không đáp ứng được tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thuốc thú y. Cả 4 sản phẩm nói trên vốn là của Cty TNHH UV - Việt Nam, được gia công bởi Cty TNHH VIBO. Cty TNHH UV - Việt Nam đã có chứng nhận GMP, nhưng như đã nói ở trên, Cty TNHH VIBO chưa có chứng nhận này. Vậy mà khi 4 loại thuốc thú y được Cty TNHH VIBO gia công cho Cty TNHH UV - Việt Nam (gia công vốn đã sai vì VIBO không có GMP) mà vẫn được gắn nhãn GMP, lại càng không đúng.

2 sản phẩm FLOSAL và FAXY còn có những sai phạm khác. Theo ông Dũng, trong thành phần của FLOSAL có Florphenicol là chất hạn chế sử dụng với hàm lượng tối đa theo quy định là 1.000 ppb (1 mg/l). Nhưng trên nhãn của chai sản phẩm này (chai 1 lít) ghi lượng Florphenicol tới 200 g. Còn trên nhãn của sản phẩm FAXY, chỉ ghi công thức hóa học mà không có tên hóa chất. Tổng khối lượng hóa chất công nghiệp, sản phẩm dùng trong thủy sản có thành phần là hóa chất công nghiệp và thuốc thú y được sản xuất trái phép bị bắt quả tang ở Cty TNHH VIBO là 1,4 tấn. Toàn bộ đã bị niêm phong.


Đoàn công tác liên ngành kiểm tra sản phẩm sai phạm

Ông Dũng cho biết sẽ chuyển hồ sơ cho Cục Cảnh sát Môi trường điều tra tiếp để đánh giá toàn bộ mức độ vi phạm cũng như khối lượng các loại thuốc, sản phẩm sai phạm, hóa chất công nghiệp, đã được Cty TNHH VIBO sản xuất và đưa ra thị trường trong thời gian qua.

Nông Nghiệp Việt Nam, 03/08/2016
Đăng ngày 04/08/2016
Thanh Sơn
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 00:24 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 00:24 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 00:24 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 00:24 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:24 20/11/2024
Some text some message..