Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới sau 4 năm tìm kiếm

Các nhà khoa học đã mất gần bốn năm để tìm ra một loài cá mặt trăng khổng lồ mới, loài cá xương lớn nhất trên thế giới.

Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới sau 4 năm tìm kiếm
Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới sau 4 năm tìm kiếm

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Murdoch, Úc do Marianne Nyegaard dẫn đầu đã phân tích hơn 150 mẫu ADN của cá mặt trăng và phát hiện bốn loài riêng biệt thuộc chi này. Tuy nhiên, trước đó mới chỉ có ba loài được xác định.

Phát hiện này khiến Nyegaard tin rằng có một loài cá mặt trăng khác chưa được ghi nhận. Nhưng cô không biết nó trông như thế nào và đang lẩn tránh ở đâu.

Mặc dù là chi cá xương lớn nhất thế giới và có trọng lượng hơn hai tấn, cá mặt trăng khá ẩn dật, khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ

Cá mặt trăng khá ẩn dật khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên cho loài cá thứ tư là cá mặt trăng Hoodwinker, nghĩa là “kẻ giấu mặt”. Một năm sau, Nyegaard mới có cơ hội nhìn thấy tận mắt cá mặt trăng Hoodwinker.

Năm 2014, cô nhận được điện thoại từ ngư dân New Zealand nói rằng bốn con cá mặt trăng vừa dạt vào bờ biển Christchurch. Nyegaard đến và chứng kiến tận mắt sinh vật khổng lồ.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ
Marianne Nyegaard chụp ảnh cùng cá mặt trăng Hoodwinker dạt bờ New Zealand năm 2014.

Sau sự việc, các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học trên khắp thế giới thu thập và phân tích mẫu vật từ con cá dạt bờ và chứng minh được nó là loài mới. Như vậy, cá mặt trăng Hoodwinker đã trở thành loài cá mặt trăng mới đầu tiên được phát hiện trong 130 năm qua.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ

Một con cá mặt trăng Hoodwinker ở biển Chile.

Hoodwinker có nhiều sự khác biệt với ba loài còn lại. Hoodwinker có thân thon gọn và bóng hơn, không có bướu hoặc mõm như những con cá mặt trăng khác.

Nyegaard và nhóm nghiên cứu sau đó phát hiện thêm cá mặt trăng Hoodwinker ở New Zealand, Nam Úc, hay Nam Phi và phía nam Chile. Điều này cho thấy chúng có thể sống những vùng lạnh hơn ở Nam Bán cầu.

Hình dạng khổng lồ của cá mặt trăng giúp chúng giữ ấm khi lặn sâu xuống đại dương. Kích thước cũng khiến nó dễ nổi lên bề mặt hơn để sưởi ấm.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 24/07/2017
Khánh Duy(Theo National Geographic)
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 11:33 19/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 11:33 19/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 11:33 19/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 11:33 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 11:33 19/09/2024
Some text some message..