Phát hiện mực khô kéo giãn như dây thun

Trong hai ngày 29 và 30.7, Đội Quản lý thị trường số 3 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra các ki ốt bán thực phẩm mực khô xé sợi nghi là mực giả tại Trung tâm thương mại Bà Rịa (TP.Bà Rịa).

mực khô
Sợi mực được kéo dài nhưng không bị đứt - Ảnh: Nguyễn Long

Sở dĩ có đợt kiểm tra này là trước đó du khách Lê Đức Hoàng (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) phản ánh về chất lượng mực khô xé sợi với cơ quan chức năng. Trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên, anh Hoàng cho biết: “Mới đây, tôi đi du lịch ở Vũng Tàu, trên đường về lại TP.HCM thì xe ghé vào Trung tâm thương mại Bà Rịa để khách mua sắm. Tôi được tài xế mời ăn mực khô xé sợi mua tại đây.

Do khi ăn vào chỉ cảm thấy ngọt, ngon, dai và thơm mùi gia vị chứ không có mùi mực, nên tôi nghi ngờ là mực giả. Tôi đến ki ốt mà lái xe chỉ để mua nửa ký mang về, đốt thử thì loại mực này rất dễ bắt lửa, cháy có màu đen tuyền và hôi như đốt bao ni lông. Tôi đã phản ánh việc này đến một lãnh đạo UBND TP.Bà Rịa để kiểm tra vụ việc”.

Lấy từ chợ Bình Điền?

Trong buổi sáng 30.7, tại các ki ốt kinh doanh loại mực khô xé sợi, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 kiểm tra và lập biên bản để tiêu hủy loại mực này do người bán không xuất trình được nguồn gốc, xuất xứ. Quan sát bằng mắt thường, loại mực này có màu hồng nhạt, nếm thử có vị ngọt, dai… Khi lực lượng chức năng tiêu hủy bằng cách ngâm vào nước xà phòng thì sợi mực từ từ bủng ra, có thể cầm kéo dài như dây thun, gấp 2 - 3 lần so với ban đầu.

Ông Thái Hồng Quân, Đội trưởng Đội QLTT số 3, trong hai ngày 29 và 30.7 đoàn đã lập biên bản 13 ki ốt kinh doanh mặt hàng mực khô xé sợi và tiêu hủy hơn 20 kg. Khi kiểm tra, có ki ốt đã bán hết loại mực này, chỉ còn 200 gr.

Loại mực này xuất xứ từ đâu? Chị Trần Thị Thu Hồng (chủ ki ốt mắm ruốc Ngọc Thơm tại Trung tâm thương mại Bà Rịa) cho biết: “Nghe những người bán hàng trong chợ nói có loại mực khô xé sợi giá rẻ nhưng lại thơm, ngon, ngọt… nên tôi mua về bán. Thông qua bạn hàng, tôi gọi cho một người phụ nữ tên cô Hai ở chợ Bình Điền (TP.HCM) để lấy hàng với giá 180.000 đồng/kg và bán lại 220.000 đồng/kg. Mỗi lần gọi đặt hàng, họ đưa về cho tôi một bọc ni lông 5 kg”.

Trong khi đó, đa số các tiểu thương khác cho biết họ lấy mực khô xé sợi từ một người đàn ông mang đến Trung tâm thương mại Bà Rịa, với giá 185.000 đồng/kg và “bán rất chạy vì du khách rất thích loại mực này”.

Theo ông Thái Hồng Quân, Đội trưởng Đội QLTT số 3, do hàng hóa không có chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên khi phát hiện thì xử lý bằng cách tiêu hủy tại chỗ kết hợp nhắc nhở bà con tiểu thương không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.

QLTT không có chức năng đưa đi kiểm định !

Trước câu hỏi vì sao không đưa đi kiểm nghiệm xem thử là loại thực phẩm gì, ông Quân nói: “Bản thân tôi không dám ăn loại mực này. Nếu để xác định đây là loại khô mực làm bằng gì thì phải đi kiểm định. Tuy nhiên, QLTT không có chức năng đưa đi kiểm định”.

Còn một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: "Việc kiểm định chất lượng để xem đó là loại thực phẩm gì thuộc chức năng của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc Sở Y tế) hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (thuộc Sở NN-PTNT). Ngày mai, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng rà soát lại một lần nữa và cho lấy mẫu đi kiểm định".

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 31/07/2013
Nguyễn Long - Thành Tín
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 16:45 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 16:45 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 16:45 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 16:45 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:45 18/02/2025
Some text some message..