Phát hiện nhiều mẫu cá biển miền Trung tồn dư cyanua, cadimi và phenol

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia vừa có văn bản số 752/VKNQG-QLCL gửi Bộ Y tế báo cáo kết quả việc thực hiện xét nghiệm 9 mẫu cá do Chi cục ATVSTP Hà Tĩnh gửi ra.

chuyen ca len bo
Các ngư dân chuyển cá lên bờ. Ảnh minh họa

Được biết, trong 9 mẫu cá có 3 mẫu (gồm: Cá mu, cá đuối) được lấy tại Gò cá xã Cẩm Nhượng, biển Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh và 6 mẫu (gôm: Ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man, cá trạng buồn, cá mỏ neo, cá triềng) lấy tại chợ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Báo cáo kết quả kiểm nghiệm (ngày 22-8) cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng như: thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,079mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện tồn dư cyanua trong 5 mẫu cá (gồm: Cá đuối (0,8mg/kg); ghẹ 3 mắt (0,8mg/kg); cá nhồng (0,6mg/kg); cá man (0,5mg/kg) và cá mỏ neo (3,9 mg/kg). Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện hàm lượng phenol trong 3 mẫu cá (gồm: Cá đuối (14mg/kg); ghẹ ba mắt (10mg/kg) và cá man (8,3mg/kg).

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), cyanua là một chất độc cho người. Người ăn phải thực phẩm nhiễm độc cyanua, có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh. Ngộ đọc nặng có thể gây rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, co giật, thậm chí tử vong. Phần lớn lượng cyanua có trong nước và đều xuất phát từ quá trình công nghiệp (quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép).

Chiều 24-8, Cục An toàn thực phẩm (ATTP)-Bộ Y tế cũng có thông báo về kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy, mức độ ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian cụ thể là tháng 7 có 7/27 mẫu cá bị ô nhiễm kim loại nặng (chiếm tỷ lệ là 25,9%); đến ngày 19-8, trước thời điểm cho Bộ TN-MT công bố nước biển an toàn, kết quả kiệm nghiệm cho thấy, chỉ có 1/18 mẫu cá vượt ngưỡng an toàn về kim loại nặng (chiếm 5,5%). Ngày 22-8, Bộ TN-MT đã chính thức công bố nước biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn có thể bơi lội và nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế vẫn tiếp tục giám sát, lấy mẫu với tất cả các loại cá tại các cảng biển và đầm nuôi ở 4 tỉnh miền Trung để làm kiểm nghiệm. Dự kiến đến tháng 9 mới có thể công bố các mẫu cá đã thực sự an toàn.

Hà Nội mới, 24/08/2016
Đăng ngày 25/08/2016
Gia Phong
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:25 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 16:25 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 16:25 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 16:25 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:25 27/11/2024
Some text some message..