Phát hiện rừng nguyên sinh cổ dưới biển

Một thợ lặn phát hiện một khu rừng nguyên sinh lớn được chôn dưới lớp trầm tích ngoài khơi bờ biển Alabama.

rừng nguyên sinh
Bản đồ bằng công nghệ quét sonar cho thấy vị trí của khu rừng ngoài bờ biển Alabama. Ảnh: Grant Harley/Kristine DeLong.

Khu rừng này phần lớn là các cây bụt mọc được bảo vệ trong môi trường giàu oxy dưới lớp trầm tích của đại dương trong khoảng thời gian 50.000 năm, và có thể khu rừng lộ ra do siêu bão Katrina năm 2005.

Ông Ben Raines, một trong những thợ lặn đầu tiên khám phá khu rừng dưới nước trên, đồng thời là giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Bay Foundation cho biết, các cây ở đây được bảo quản rất tốt và có mùi như nhựa tươi. Các gốc cây của khu rừng nguyên sinh trải rộng trên một diện tích khoảng 0,8 km2, sâu khoảng 18 mét bên dưới bề mặt vịnh Mexico.

Ông Ben Raine đã cung cấp thông tin cho các nhà khoa học đến để nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Mississippi và Đại học bang Louisiana tạo ra được bản đồ của khu vực bằng hệ thống định vị sonar và phân tích hai mẫu cây được ông Raine thu thập được.

Ông Grant Harley, chuyên gia nghiên cứu vân gỗ tại Đại học Nam Mississippi và ông Kristine DeLong của Đại học bang Louisiana cùng hợp tác nghiên cứu nhằm đưa ra kế hoạch lặn để khám phá kỹ hơn khu vực này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, do chiều sâu của rừng bên dưới lớp trầm tích nên những thợ lặn chỉ có thể lặn được tối đa 40 phút tại khu vực này.

Qua phân tích đồng vị carbon, giới khoa học kết luận, các loài cây khoảng 52.000 tuổi. Sự phát triển của cây tại khu rừng có thể tiết lộ nhiều điều chưa được biết về khí hậu của vịnh Mexico hàng ngàn năm trước, trong giai đoạn băng giá  Wisconsin, khi mực nước biển thấp hơn nhiều so với hiện nay.

Theo ông Harley, những cây được tìm thấy có thể sống đến 1.000 năm và chúng sẽ cho biết hàng ngàn năm lịch sử của khí hậu trong khu vực. Cũng theo Harley, những gốc cây có kích thước rất lớn với đường kính đến 2 mét.

Hiện nhóm khoa học chưa công bố nghiên cứu trên rộng rãi và đang xin tài trợ để khám phá khu vực kỹ càng hơn. Mặc dù mới được phát hiện gần đây, nhưng các nhà khoa học mới có khoảng 2 năm để nghiên cứu trước khi nó bị phá hủy bởi các sinh vật biển.

Theo Livescience
Đăng ngày 10/07/2013
đức huy
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 01:10 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 01:10 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 01:10 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 01:10 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:10 23/01/2025
Some text some message..