Phát hiện tiềm năng công nghiệp từ loài tảo mới

Các nhà khoa học đã xác định được một loài vi tảo siêu nhỏ mới được tìm thấy trong bể nuôi cá gia đình, họ cho rằng loại tảo mới này có thể được sản xuất với số lượng lớn, hứa hẹn sẽ mang lại những sản phẩm sáng tạo cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Vi tảo
Vi tảo là một loại tảo siêu nhỏ mà mắt người không nhìn thấy được. Ảnh: thefishsite.com

Tầm quan trọng của vi tảo?

Vi tảo là một loại tảo siêu nhỏ mà mắt người không nhìn thấy được nhưng lại là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất, tạo thành cơ sở cho tất cả các chuỗi thức ăn thủy sinh. Hiện nay, vi tảo đã được quan tâm nhiều trong nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong đời sống. Với khả năng thích ứng cao, nhu cầu sử dụng nước ít hơn cây trồng cạn, tăng sinh nhanh, năng suất sinh khối cao hơn các loài thực vật khác và thân thiện với môi trường, vi tảo có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm thực phẩm, dược phẩm,.. 

Những sinh vật dưới nước đa dạng này phát triển mạnh nhờ nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng và sở hữu đủ loại hình dạng, màu sắc và kích cỡ. Chúng đã thành công trong việc thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp nhờ khả năng thu giữ carbon dioxide thông qua việc tận dụng chúng làm nhiên liệu sinh học, làm nguồn protein thay thế,...Có hàng chục nghìn loại vi tảo tiếp tục phát triển mạnh ở những nơi không ngờ tới trên khắp thế giới. 

Trong khi phân tích các mẫu DNA lấy từ tảo được tìm thấy trong bể cá nuôi gia đình, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo đã phát hiện ra một chuỗi DNA không khớp với bất kỳ chuỗi nào được ghi nhận trước đây. Loài mới này là loài tảo xanh nước ngọt nhỏ nhất được biết đến, với những đặc tính vốn có cho phép chúng được nuôi cấy ổn định ở mật độ cao, nghĩa là loài tảo này có thể được sử dụng hiệu quả trong việc sản xuất các sản phẩm hữu ích cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. 

Loài vi tảo mới – M.hakoo 

Cá cảnh

Loài vi tảo mới này trong một bể cá gia đình thông thường. Ảnh: Devdiscourse

Các nhà khoa học cho biết, họ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra sự hiện diện của loài vi tảo mới này trong một bể cá gia đình thông thường. Tảo được lấy ra khỏi nước và nuôi cấy từng con một, DNA của chúng được nhuộm huỳnh quang và quan sát bằng kính hiển vi để tìm ra loại có lượng DNA ít nhất trên mỗi tế bào.

Sau đó, các chuyên gia tiến hành giải trình tự DNA của tảo đó và so sánh nó với DNA của các loại tảo khác. Kết quả không khớp với DNA của bất kỳ loại tảo nào được ghi nhận trước đó, điều này cho thấy đây là một loài mới và họ đặt tên cho nó là Medakamo hakoo (M. hakoo). 

Loài vi tảo này có tương đối ít gen được tạo thành và dạng không phức tạp, điều này hỗ trợ các nhà nghiên cứu rất nhiều trong việc cố gắng xác định vai trò của các gen khác nhau và cách chúng có thể được sử dụng. M. hakoo chỉ chứa một ty thể (để sản xuất năng lượng) và một lục lạp (chứa chất diệp lục và tạo ra thức ăn thông qua quá trình quang hợp), trong khi các tế bào thực vật bình thường sẽ chứa nhiều ty thể và lục lạp. Điều này cho thấy chúng là một loại tảo xanh có cấu trúc tế bào cực kỳ đơn giản. 

Từ nghiên cứu, các nhà khoa học đã suy đoán rằng loài vi tảo này có cấu trúc DNA chưa từng có  và sở hữu hệ thống điều hòa gen mới. Chu kỳ tế bào của chúng cũng được đồng bộ hóa mạnh mẽ với chu kỳ ngày và đêm, có thể nói đây là chìa khóa hỗ trợ cho việc sản xuất sinh học trở nên hiệu quả và ổn định hơn.

Nhờ chất lượng cao, cấu trúc đơn giản và kích thước cực nhỏ, M. hakoo có thể được nuôi cấy hiệu quả ở mật độ tế bào cao, giúp sản xuất hàng loạt các sản phẩm như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và nhiên liệu sinh học với chi phí thấp. 

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục khám phá các ứng dụng tiềm năng cho M. hakoo, cả trong môi trường phòng thí nghiệm và bên ngoài thực tế. Nhờ nghiên cứu này, các chuyên gia có thể hiểu rõ hơn về số lượng gen tối thiểu cần thiết để một sinh vật tiến hóa và phát triển trong các môi trường đa dạng.  

Đăng ngày 21/02/2023
Trung Nguyễn @trung-nguyen
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 18:31 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 18:31 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 18:31 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:31 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 18:31 23/12/2024
Some text some message..