Phát huy tiềm năng kinh tế thuỷ sản

Nằm kề biển Ðông, nguồn nước mặn dồi dào đã ưu đãi cho huyện Ðầm Dơi trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau ngày tỉnh Cà Mau được tái lập (1/1/1997), đến nay, Ðảng bộ huyện chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

thu hoạch tôm
Mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao đang được nhiều hộ dân ở Ðầm Dơi thực hiện, năng suất đạt 50 tấn. Ảnh: TRẦN CHIẾN

Thời điểm năm 1996 trở về trước, mặc dù huyện Ðầm Dơi tập trung nhiều nguồn lực đầu tư đào đắp hệ thống thuỷ lợi, đê bao khép kín để ngăn mặn giữ ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, sản phẩm làm ra giá trị kinh tế thấp, đời sống nông dân, nông thôn kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, 18,78%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, đời sống vật chất, tinh thần của người dân phát triển chậm.

Ðến năm 2000, khi toàn bộ diện tích hơn 60.000 ha được chuyển dịch sang nuôi tôm, Ðầm Dơi tiếp tục đầu tư các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay, huyện đã thi công nạo vét 162 công trình thuỷ lợi để cấp thoát nước đảm bảo phục vụ người dân nuôi tôm.

Lưới điện quốc gia được kéo về phủ khắp các vùng quê, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, nhất là hệ thống điện 3 pha phục vụ nuôi tôm công nghiệp.

Nông dân Ðầm Dơi được tập huấn chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến đã chuyển đổi rất nhanh từ nuôi tôm quảng canh tự nhiên sang quảng canh cải tiến, nhất là mô hình nuôi công nghiệp. Ðến nay, diện tích nuôi quảng canh cải tiến trên 30.000 ha, tôm công nghiệp gần 3.000 ha. Năng suất bình quân đạt từ 200-300 kg/ha/năm năm 2010, thì nay đạt 5-6 tấn/ha/vụ đối với tôm sú, 7-8 tấn/ha/vụ đối với tôm thẻ chân trắng. Năm 2016, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 103.600 tấn, trong đó tôm 35.975 tấn. Mức tăng trưởng về năng suất, sản lượng tôm hằng năm của Ðầm Dơi đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau. 

Bên cạnh con tôm, nông dân Ðầm Dơi còn nuôi cua, sò huyết, vọp xen canh để có thu nhập ổn định. Nếu như năm 1996, thu nhập bình quân là 2,25 triệu đồng/người/năm, đến nay nâng lên 35,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 14,86%.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi để huyện Ðầm Dơi huy động các nguồn lực trong dân cùng vốn Nhà nước đầu tư phát triển các công trình phúc lợi công cộng. Ðến nay, toàn huyện xây dựng được 691 km lộ giao thông nông thôn, 596 cây cầu, tạo mạch giao thông thông suốt từ TP Cà Mau về tận xóm, ấp. 16/16 trạm y tế xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia, 29/76 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

Ông Phạm Thanh Tòng, ấp Tân Lợi B, xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Trước đây trồng lúa thì mình đủ ăn, đủ mặc, từ khi chuyển sang nuôi tôm, cuộc sống bà con khá giả, kinh tế ổn định hơn so với trồng lúa”.

“Từ ở thời điểm 2001, 2002, thu nhập bình quân khoảng 5-6 triệu đồng/người, đến thời điểm này trên 30 triệu  đồng. Từ đó, đời sống tinh thần của bà con cũng nâng lên”, ông Nguyễn Hữu Thạch, ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam, cho biết.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể nền sản xuất của Ðầm Dơi từng lúc, từng nơi nạn tôm chết còn xảy ra, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, giá tôm nguyên liệu trên thị trường thiếu ổn định. Trình độ, năng lực quản lý, vốn đầu tư cho mô hình sản xuất nuôi tôm công nghệ cao của nông dân còn hạn chế, chưa tạo sức bật lớn cho kinh tế thuỷ sản phát triển thật sự vững chắc, đây là thực trạng cần có giải pháp đầu tư thiết thực.

“Huyện sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao đối với những vùng, những hộ có điều kiện. Song song đó, trên diện rộng mở ra diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm nâng cao năng suất, sản lượng; tập trung chỉ đạo tạo ra các mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng”, Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi Nguyễn Chí Thuần thông tin.

Nhìn lại chặng đường 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau, kinh tế - xã hội huyện Ðầm Dơi có bước phát triển vượt bậc. Và qua đó, Ðảng bộ huyện cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp phù hợp để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Cà Mau Online
Đăng ngày 15/12/2016
Hoàng Triệu
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 06:35 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 06:35 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 06:35 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 06:35 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 06:35 14/05/2024