Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển khoa học và công nghệ

Trong giai đoạn 2006-2013, bình quân mỗi năm tỉnh Thái Bình triển khai hàng trăm đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH và CN) vào sản xuất, nhất là những đề tài thuộc chương trình nông thôn, miền núi. Việc triển khai các đề tài, dự án của tỉnh có nhiều cách làm khác nhau, nhưng điểm chung là vai trò của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét.

Giống cá vược nước mặn
Giống cá vược nước mặn do anh Trương Văn Trị đã thuần hóa thành công để nuôi trong nước ngọt.

Thực tế đã chứng minh, Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Thuấn Hoa và Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long... đã triển khai hiệu  quả nhiều đề tài KH và CN vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Giám đốc Sở KH và CN Thái Bình Vũ Mạnh Hiền cho biết: Hiện nay, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở tỉnh còn hạn chế, song nhiều đề tài, dự án đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều đề tài khoa học được thực hiện hiệu quả như: nghiên cứu, sản xuất và nuôi cá chim trắng, cá chép lai ba máu, cá bống bớp, cá vược, cá chim vây vàng, cá hồng đỏ...; nghiên cứu, sản xuất giống lợn lai ba máu, giống lợn lai ba phần tư máu lợn rừng...; nghiên cứu, khảo nghiệm được hơn 600 giống lúa, 282 giống cây màu các loại. Qua tuyển chọn đã đưa vào sản xuất đại trà sáu giống lúa (TBR1, TBR36, TBR45, BC15, CNR36, Thái Xuyên 111) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia... Ông

Hiền cho biết thêm, các đề tài khoa học khi triển khai, nhân rộng vào sản xuất ở tỉnh đều có sự vào cuộc của "bốn nhà"; đáng chú ý, vai trò của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Bởi vì, doanh nghiệp vừa có khả năng đầu tư cho dự án, vừa thụ hưởng và nhân rộng kết quả dự án. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có khả năng chuyển những sản phẩm của dự án thành hàng hóa, tạo sức sống lâu dài và phát triển bền vững sau khi dự án được nghiệm thu.

Qua giới thiệu của Sở KH và CN Thái Bình, chúng tôi về xã Nam Cường, huyện Tiền Hải tìm hiểu việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển nguồn lợi thủy, hải sản. Trên mảnh đất chiêm trũng, nhiễm phèn, mặn ngày nào, nay đã là một trang trại nuôi trồng thủy sản khá quy mô. Anh Trương Văn Trị (SN 1980), Giám đốc Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long nhớ lại: Cuối năm 2005, khi bản thân đã có "vốn thực tế" nhờ học được ở trường và các viện nghiên cứu, anh trở về địa phương lập nghiệp với mong muốn phát triển những tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Trồng cây lúa kém hiệu quả, nên anh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang nuôi trồng thủy sản.

Sau nhiều lần thất bại do thiếu kinh nghiệm, rồi thành công cũng đến. Nay anh Trị đã làm chủ được công nghệ, kỹ thuật về thuần hóa cá vược cũng như nhiều loài cá nước mặn khác để nuôi trong môi trường nước ngọt. Giống cá vược nước mặn (sống trong độ mặn 30/nghìn), nay được thuần hóa và chuyển về nuôi ở nước ngọt hoàn toàn (độ mặn xuống 0/nghìn), sau đó đưa vào nuôi thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công đó, cuối năm 2010, anh Trị lập dự án đầu tư xây dựng trại nghiên cứu và sản xuất cá biển với tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng. Cơ sở này đi vào hoạt động hiệu quả từ tháng 3-2011 đến nay. Ðáng chú ý, hiện anh Trị đang thực hiện cùng lúc hai đề tài KH và CN nông thôn, miền núi cấp bộ. Ðó là ứng dụng KH và CN để xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá hồng đỏ giai đoạn 2013-2015; ứng dụng KH và CN sản xuất cá song chấm nâu, cá hồng mỹ giai đoạn 2012-2014. Bước đầu những đề tài khoa học này đã đem lại kết quả khá tốt, được nhiều tỉnh, thành phố về học tập kinh nghiệm. Giám đốc Sở KH và CN tỉnh Thái Bình khẳng định, anh Trương Văn Trị là thanh niên nông thôn đầu tiên của tỉnh và cả nước vinh dự thực hiện cùng lúc hai đề tài nông thôn, miền núi (thông thường cá nhân may mắn chỉ thực hiện một đề tài-PV). Chủ tịch UBND xã Nam Cường Hoàng Ngọc Sang tự hào:  Xã có sáu thanh niên điển hình, nhưng anh Trị được mệnh danh là "vua" cá vược.

Trong đợt làm việc tại xã Nam Cường về mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá rất cao và biểu dương doanh nghiệp của anh Trị vì có nhiều cách làm hay. Phó Thủ tướng mong muốn công ty tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Hiện nay, Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long của anh Trị đã mở rộng diện tích hàng chục ha, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động nông thôn với mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/người/tháng; đáp ứng nguồn giống tốt cho người chăn nuôi ở hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ những kết quả đạt được, chàng thanh niên quê lúa được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Sao thần nông, Cúp tài năng trẻ lần thứ nhất, Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Thái Bình, giải thưởng Lương Ðịnh Của, thanh niên tiêu biểu toàn quốc...

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 21/07/2013
LONG THÀNH
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 05:31 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:31 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 05:31 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 05:31 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 05:31 15/01/2025
Some text some message..