Phát triển cá robot chống lại loài cá gây hại trên toàn cầu

Cá ăn muỗi hay cá muỗi (mosquitofish) là loài xâm lấn gây hại, chuyên giành thức ăn của các loại cá và động vật thủy sinh khác.

cá robot
Cá robot có hình dáng giống cá thật.

Khi được đưa vào môi trường mới, cá muỗi sẽ tiếp cận và gặm phần đuôi của những con cá, nòng nọc,… bản địa. Mất đuôi, chúng sẽ không thể bơi để tiếp cận nguồn thức ăn chính – ấu trùng muỗi, và chết đói. Ngoài ra, trứng của chúng cũng có nguy cơ bị cá muỗi ăn mất.

Điều không may là các phương án bắt cá muỗi thủ công lại tốn rất nhiều công sức và kém hiệu quả. Vì thế, một nhóm nghiên cứu với những thành viên đến từ Đại học Tây Úc, ĐH New York (Mỹ) và ĐH Padova (Ý) đã tìm đến một loài thiên địch của chúng: cá vược miệng lớn (largemouth bass). Tuy nhiên, việc thả cá vược thật vào môi trường ao, hồ có nguy cơ làm đảo lộn sự cân bằng của hệ sinh thái tại đó, cho nên phải cần tới một phiên bản robot.

cá muỗi
Cá ăn muỗi hay cá muỗi (mosquitofish) là loài xâm lấn gây hại.

Để kiểm chứng tính khả thi của ý tưởng này, các nhà khoa học đã chế tạo một mô hình cá vược bằng cao su trông hệt như thật – được gắn vào một trục [trong suốt] thẳng đứng với nam châm ở đáy. Sau đó, họ đặt mô hình vào trong bể đầy nước, bên dưới bố trí một thiết bị nam châm nữa có khả năng tương tác với cục nam châm kia. Nhờ sử dụng một động cơ bước từ tính (stepper motor) và dụng cụ trông khá giống máy vẽ đồ thị (plotter) để di chuyển nam châm bên dưới bể, nhóm có thể tùy ý điều hướng robot?

sơ đồ
Sơ đồ mô hình thí nghiệm.

Tiếp theo, hai nhóm (nhóm can thiệp và nhóm đối chứng), mỗi nhóm bao gồm 06 cá thể cá muỗi hoang dã và 06 cá thể nòng nọc của loài ếch Litoria moorei (được bắt từ tự nhiên ở Úc), lại được thả vào bể để theo dõi trong vòng một giờ bằng camera chuyên dụng gắn trên cao. Mỗi khi quan sát thấy một cá thể cá muỗi có động thái lại gần nòng nọc, robot sẽ được kích hoạt để di chuyển về khu vực đó. Sau 5 tuần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: những con cá muỗi bị cá vược robot xua đuổi liên tục dần trở nên dè dặt hơn trong việc tiếp cận nòng nọc so với nhóm đối chứng (không bị can thiệp). Hiệu ứng này vẫn tồn tại ngay cả khi robot không còn hiện diện nữa. Chưa hết, những con cá muỗi chịu cảnh rượt đuổi còn có biểu hiện căng thẳng, sụt cân, suy giảm chức năng sinh sản và khó sóng sốt hơn trong môi trường mới.

Ngược lại, nòng nọc có thị giác kém xa cá muỗi, cho nên chúng không mấy để ý tới sự chuyển động của robot. Trên thực tế, khi không bị lũ cá muỗi làm phiền nữa, nòng nọc còn có xu hướng bơi ra xa hơn để kiếm thức ăn và tăng cường triển vọng sống sót.

Mặc dù mô hình trên vẫn chưa thể được áp dụng cho các vùng nước trong tự nhiên, nhưng Tiến sỹ Giovanni Polverino từ Đại học Tây Úc – tác giả đứng đầu nghiên cứu – nhận định: “Những loài xâm lấn luôn là vấn đề lớn trên khắp thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất đa dạng sinh học. Chúng tôi rất kỳ vọng hướng tiếp cận của mình – sử dụng robot để khai thác điểm yếu của các loài địch hại – sẽ mở cánh cửa cho hoạt động kiểm soát nguy cơ này hiệu quả hơn trong tương lai”.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí iScience.

Cell Press, EurekAlert
Đăng ngày 22/12/2021
Hải Đăng
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 21:13 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 21:13 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 21:13 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 21:13 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 21:13 19/12/2024
Some text some message..