Phát triển nanovaccine đường uống cho cá

Phát triển nanovaccine đường uống cho cá là xu hướng hiện đại để chống lại các bệnh truyền nhiễm.

vaccine đường uống cho cá
Nanovaccine đường uống mang lại nhiều hứa hẹn kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm cho cá .

Công nghệ nano được áp dụng để phát triển vaccine tiêm phòng đại trà cho cá bằng cách kết hợp trong thức ăn hoặc thông qua ngâm nước điều này phù hợp với điều kiện đồng ruộng. Do đó một số vắc xin đường uống đã được phát triển bằng cách sử dụng nano (NP), dẫn đến kết quả đầy hứa hẹn về khả năng bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay một số vật liệu hữu cơ như chitosan, poly, nanopoliplexes và các hạt giống virus (VLP) đã được sử dụng để phát triển nano vaccine nhằm chống lại bệnh tật cho cá.

Ưu điểm của vaccine dựa trên vật liệu nano là tính ổn định của kháng nguyên, khả năng phân phối trong cơ thể và tăng cường khả năng sinh miễn dịch của vật chủ. Sự hấp phụ của kháng nguyên thường được thực hiện bởi các liên kết vật lý yếu như: lực tĩnh điện… mà chúng thường bị phân ly bởi những thay đổi của môi trường như: pH và nhiệt độ. Do đó, sự liên hợp của kháng nguyên vào NPs mang lại sự liên kết ổn định hơn vì nó tạo phức hóa học bằng liên kết cộng hóa trị.

Việc lựa chọn vật liệu nano trong nano vaccine không phải là một việc dễ dàng. Ví dụ, các hạt nano vô cơ cho thấy sự ổn định về mặt hóa học và nhiệt cho các kháng nguyên. Tuy nhiên, sự tương tác sinh học của chúng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và bề mặt hạt, nếu không có đầy đủ các tính chất trên có thể gây ra độc tính. Mặt khác, các hạt nano hữu cơ dựa trên chitosan, poly (PLGA), liposome, những hạt này có ưu điểm hơn như: độc tính thấp hơn, phân phối sinh học tốt hơn. Tuy nhiên, chúng có độ bền hóa học và nhiệt kém. Đối với cá, cho đến nay sự phát triển của nanovaccine tập trung vào các vật liệu nano hữu cơ.

Nhìn chung, các nanovaccine có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể ở cá, nhưng các phản ứng tế bào vẫn khó nắm bắt được. Người ta cho rằng các vaccine nano đường miệng có thể cung cấp một cách hiệu quả các kháng nguyên tinh khiết hoặc vắc-xin DNA cho ruột, mang, gan, cơ, tim, máu, lá lách và đầu thận. Để đối phó với nano vaccine đường miệng, các tế bào miễn dịch bẩm sinh cá tăng cường hoạt động hô hấp và các hoạt động miễn dịch của các enzyme lysozyme, myeloperoxidase và superoxide dismutase.

Ba hợp chất chủ yếu được sử dụng để phát triển các nanovaccine đường uống chống lại các bệnh truyền nhiễm cho cá: chitosan, poly (PLGA) và nanopoliplexes. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây sử dụng các hạt giống virus (VLP) làm chất mang cho các nanovaccine đường uống đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.

NPs Chitosan

Chitosan đã được sử dụng như một phương tiện cung cấp nanovaccine đường uống cho nuôi trồng thủy sản tạo ra giải pháp thay thế để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh do vi khuẩn và vi rút. Chitosan không độc hại và có thể phân hủy sinh học. Khả năng phân hủy sinh học bao gồm sự biến đổi chitosan thành các polysaccharid nhỏ, được sinh vật bài tiết hoặc đồng hóa. Đặc điểm quan trọng này chủ yếu là do ba yếu tố: (1) tính toàn vẹn về mặt lý hóa mà chitosan trao cho các kháng nguyên để ngăn chặn sự phân hủy của chúng, (2) cải thiện việc vận chuyển các kháng nguyên đến mô niêm mạc và đạt được các đáp ứng miễn dịch và (3) tăng thời gian lưu trú của nanovaccine trên bề mặt niêm mạc.

PLGA NPs

Poly (axit lactic-co-glycolic) là một trong những polyme phân hủy sinh học hứa hẹn nhất cho sự phát triển nanovaccine vì các sản phẩm của chúng dễ dàng được chuyển hóa thông qua chu trình Krebs. Các dạng PLGA thường được xác định bằng tỷ lệ các monome được sử dụng để tổng hợp (axit lactic và axit glycolic). Hàm lượng axit glycolic cao dẫn đến tốc độ phân hủy nhanh hơn. Khi vào trong cơ thể, các hạt nano PLGA có thể được các tế bào miễn dịch tiếp nhận thông qua quá trình pinocytosis (pinocytosis - hiện tượng ẩm bào: các dịch ngoại bào và các phân tử hòa tan ở phía ngoài tế bào được đưa vào bên trong tế bào).

Các nghiên cứu tiền lâm sàng về các nanovaccine từ PLGA NP đã kết luận rằng các hệ thống này được coi là hiệu quả cao về khả năng đóng gói, vận chuyển và bảo vệ thuốc cũng như cảm ứng các phản ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên đích.

Nanopolyplexes

Nanopolyplexes là các hạt nano, thường có đường kính khoảng 100 nm, được hình thành bằng cách tạo phức tĩnh điện của các polyme cation (hoặc polypeptit) và DNA. Các polyme cation bao gồm các protein liên kết tự nhiên với DNA (ví dụ như histon), polypeptit. Các tính chất của các phức hợp đã giành được sự quan tâm trong lĩnh vực công nghệ nano, bao gồm việc sử dụng chúng cho nanovaccine. Bản chất cation của polyplexes làm cho chúng trở thành hệ thống để vận chuyển và giải phóng các axit nucleic đạt hiệu quả cao, chẳng hạn như pDNA, siRNA, ODN và miRNA.

Nanopolyplexes

Nanopolyplexes là các hạt nano, thường có đường kính khoảng 100 nm, được hình thành bằng cách tạo phức tĩnh điện của các polyme cation (hoặc polypeptit) và DNA. Các polyme cation bao gồm các protein liên kết tự nhiên với DNA (ví dụ như histon), polypeptit. Các tính chất của các phức hợp đã giành được sự quan tâm trong lĩnh vực công nghệ nano, bao gồm việc sử dụng chúng cho nanovaccine. Bản chất cation của polyplexes làm cho chúng trở thành hệ thống để vận chuyển và giải phóng các axit nucleic đạt hiệu quả cao, chẳng hạn như pDNA, siRNA, ODN và miRNA.

Tiêm phòng là một biện pháp can thiệp cần thiết để giảm tác động của các bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, tiêm phòng tạo ra các phản ứng miễn dịch để vật chủ chống lại các tác nhân gây bệnh. Các tiến bộ khoa học trong công nghệ nano đã xác định được: chỉ nên sử dụng các NP hữu cơ như vật liệu nano chitosan và PLGA. Hầu hết các nanovaccine đường uống đều tăng tỷ lệ sống sót so với sử dụng đường dùng khác và nano vaccine cần được sản xuất và thử nghiệm ở quy mô công nghiệp. 

Developing oral nanovaccines for fish: a modern trend to fight infectious diseases by Carlos Angulo, Marlene Tello‐Olea, Martha Reyes‐Becerril, Elizabeth Monreal‐Escalante, Luis Hernández‐Adame, Miriam Angulo, José M. Mazon‐Suastegui.

Đăng ngày 26/11/2020
Sương Phạm
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:45 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:45 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:45 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:45 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:45 20/04/2024