Phát triển ngành Thủy sản ở Ninh Bình: Đột phá từ khoa học công nghệ

Ninh Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành Thủy sản. Trên địa bàn tỉnh có trên 6.000 ha mặt nước mặn lợ và gần 19.000 ha đất mặt nước có thể quy hoạch để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn và là thị trường tiêu thụ rất rộng lớn như: thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và đặc biệt là Quảng Ninh, nơi có cửa khẩu Móng Cái giao thương rất thuận tiện với thị trường Trung Quốc.

thu hoach ca
Thu hoạch cá ở xã Gia Phương (Gia Viễn). Ảnh: Đức Lam

Lực lượng lao động trong ngành đông đảo, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Sản phẩm thủy sản của tỉnh Ninh Bình khá đa dạng và có giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng như: Tôm sú, tôm thẻ, cua xanh, ngao, cá bớp, cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép...

Tuy nhiên, năng suất, sản lượng nuôi thủy sản hiện nay của tỉnh còn thấp, tiềm năng đất đai mặt nước phần lớn chưa được khai thác hợp lý, lãng phí, cần được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Thực hiện Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 26-12-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt và ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020, ngành Thủy sản tỉnh Ninh Bình được coi là một trong những mũi nhọn có tính đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo đó, tỉnh xác định, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2016-2020 là 10% /năm; giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015 đạt 1.085 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 1.749 tỷ đồng.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh và thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, ngoài việc đầu tư quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động, đầu tư vốn... thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là khâu rất quan trọng, có tính đột phá.

Sự đóng góp nổi bật nhất của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phải nói đến là công nghệ sản xuất giống. Trong những năm gần đây, các tiến bộ khoa học công nghệ cho sinh sản giống ngao, giống cua xanh đã tạo nên bước ngoặt lớn cho ngành Thủy sản Ninh Bình.

Năm 2004, Ninh Bình bắt đầu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua và sản xuất được 0,34 triệu con, năm 2005 sản xuất được 0,7 triệu con. Những năm đầu, do kỹ thuật còn hạn chế nên số lượng cua giống sản xuất ra còn ít, giá thành sản xuất cao, chưa đáp ứng được nhu cầu cua giống tại địa phương.

Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất giống và Chi cục Thủy sản tỉnh đã không ngừng tìm tòi ứng dụng các công nghệ sản xuất giống cua tiên tiến vào sản xuất. Đến năm 2016 đã sản xuất được 5,5 triệu con.

Năm 2009, Ninh Bình bắt đầu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ngao tại DNTN Hải Tuấn nhưng công nghệ chưa ổn định nên chỉ sản xuất được khoảng 2 triệu con, đến năm 2011 cũng chỉ sản xuất được 30 triệu con.

Từ năm 2012, các cơ sở sản xuất giống đã bắt đầu thay đổi công nghệ sản xuất từ việc cho ngao sinh sản trong các bể xi măng nhỏ (1-2 m3) sang bể bạt có dung tích lớn (50-200 m3) và nuôi cấy tảo trong các bể bạt ngoài trời có dung tích lớn thay túi ni lon nên kết quả sản xuất giống ngao tăng mạnh. áp dụng công nghệ sản xuất giống ngao và nuôi cấy tảo trong bể bạt năm 2012 đã sản xuất được 150 triệu con, đến năm 2016 các cơ sở sản xuất giống ngao đã sản xuất được trên 2.120 triệu con ngao giống.

Với những thành công trong ứng dụng công nghệ sản xuất giống đã góp phần hạ giá thành giống ngao từ 12-20 đồng/con ngao cám (năm 2009) xuống còn 1-3 đồng/con ngao cám (năm 2016) và đã đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu giống ngao cho vùng nuôi của tỉnh, giảm áp lực nhập giống từ các tỉnh khác về.

Bên cạnh đó, công nghệ nuôi thâm canh, bán thâm canh, mô hình nuôi cá-lúa đã được áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh góp phần tăng sản suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của ngành.

Từ năm 2004 đến năm 2009, toàn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn chỉ có vài hộ áp dụng công nghệ nuôi bán thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng với quy mô nhỏ, sản xuất bấp bênh, hiệu quả không cao do thiếu kỹ thuật.

Từ năm 2010 đến nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, số hộ và số diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đã tăng nhanh. Đến năm 2016, toàn vùng đã có gần 90 ha nuôi tôm thẻ bán thâm canh, năng suất đạt 2-5 tấn/ha/vụ nuôi, giá trị canh tác đạt 300-800 triệu đồng/ha.

Vùng nội đồng cũng có những kết quả khả quan, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, diện tích, năng suất và sản lượng thủy sản nước ngọt tăng nhanh. Năm 2005, năng suất nuôi thủy sản vùng nội đồng bình quân đạt trên 1,5 tấn/ha/năm, đến năm 2010 đạt trên 2,2 tấn/ha/năm, năm 2015 đạt trên 2,6 tấn/ha/năm.

Các hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh, chuyên canh các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao đã hình thành và phát triển. Các mô hình nuôi chuyên canh cá chép lai, cá trắm đen, cá trắm cỏ... đã cho năng suất từ 7-15 tấn/ha/năm, doanh thu đạt 350 - 800 triệu đồng/ha/năm. Đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, vùng ruộng trũng huyện Nho Quan, Gia Viễn...

Có thể nói rằng, trong những năm qua khoa học công nghệ có vai trò quan trọng cho sự phát triển khá nhanh và vững chắc của ngành Thủy sản Ninh Bình.

Để khoa học công nghệ thực sự là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp như: Tăng cường các nguồn lực xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, dự án có hàm lượng khoa học cao, có khả năng phát triển và mở rộng; ưu tiên các chương trình, dự án tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ cao, phát huy tốt lợi thế của địa phương để phát triển ngành theo hướng bền vững; khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận và mở rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới có hiệu quả....

Với sự quan tâm đúng mức về vai trò của khoa học công nghệ đây sẽ là bước đột phá, góp phần vững chắc vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản tỉnh Ninh Bình 

Báo Ninh Bình, 01/11/2016
Đăng ngày 04/11/2016
Vũ Minh Hoàng (Chi cục Thủy sản Ninh Bình)
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 16:18 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 16:18 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 16:18 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 16:18 21/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 16:18 21/11/2024
Some text some message..