Phát triển nghề nuôi cá giống nước ngọt ở Quảng Tân

Sản xuất cá giống đã trở thành một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng Tân (Quảng Xương). Mô hình sản xuất, di ương cá giống ngày càng được nhân rộng, phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động, xã Quảng Tân đã trở thành nơi cung cấp cá giống cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.

Phát triển nghề nuôi cá giống nước ngọt ở Quảng Tân
Cá chép giống. Ảnh: Internet

Gia đình anh Nguyễn Văn Loan ở thôn Tân Phúc là một trong những hộ nuôi cá giống tiêu biểu ở xã Quảng Tân. Trước đây, anh chỉ nuôi trong ao nhỏ của gia đình, năm 2006, anh Loan đã nhận thầu và mua thêm đất với tổng diện tích 5 ha. Trên diện tích này anh xây dựng 14 ao nuôi, trong đó có 4 ao nuôi cá bố mẹ, số còn lại là nuôi ươm các loại cá giống. Hiện nay, trang trại của gia đình anh Loan có khoảng trên 5 tấn cá giống bố mẹ các loại như cá rô phi đơn tính, chép, trắm, trôi, mè... Với nguồn cá bố mẹ này gia đình anh luôn dồi dào cá giống để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi năm gia đình anh Loan thu lãi  khoảng 400 triệu đồng từ nuôi cá giống, đồng thời tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Xã Quảng Tân có 11 thôn, thì có tới 4 thôn gần như 100% người dân làm nghề nuôi cá giống. Theo thống kê, toàn xã có khoảng 1.000 hộ tham gia nuôi cá giống, trong đó, có 7 trại  đầu tư nuôi giống gốc bố mẹ, còn lại các hộ chủ yếu nuôi ươm cá bột, cá phân tấc...  Theo các thương lái, cá giống của xã đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Nam và cả thị trường Lào. Mỗi năm cả xã sản xuất hàng trăm triệu cá giống các loại, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Xác định nuôi cá giống nước ngọt là một nghề truyền thống, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân, tại 4 thôn có nghề, xã Quảng Tân đã quy hoạch, xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối, như: Nạo vét kênh mương, nâng cấp trạm bơm; xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho sản xuất tại vùng nuôi thủy sản tập trung; tạo điều kiện cho các hộ nhận thầu đất để xây dựng trang trại. Đồng thời, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh môi trường ao nuôi; vận động các hộ nuôi thả đúng lịch thời vụ; thông báo cụ thể thời điểm lấy nước, tiêu nước để bà con nông dân chủ động kế hoạch đưa nước vào ao nuôi. Hiện nay ở mỗi làng nghề của các thôn đều có từ 150 đến 250 hộ nuôi cá giống tập trung. Để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, các gia đình ở đây đã thành lập các tổ hợp tác tiêu thụ cá giống. 

Tuy nhiên, để Quảng Tân phát triển thủy sản bền vững, rất cần có sự quan tâm thường xuyên của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Hiện Đảng ủy, UBND xã Quảng Tân đang tiếp tục quy hoạch, khuyến khích, huy động các hộ dân chuyển đổi diện tích ruộng chiêm trũng 1 vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản; đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng ao nuôi, hệ thống giao thông, thủy lợi... từ đó, hoàn thiện hơn vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tân, cho biết: Nghề cá giống đầu tư ít, thu lợi gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa. Nhất là ở những diện tích nuôi ương hiện nay ở Quảng Tân là những vùng ruộng trũng được tận dụng để sản xuất. Người làm nghề đã chủ động được kỹ thuật nên rủi ro được hạn chế cao nhất.

Hiện nay, hầu hết các gia đình làm nghề nuôi cá giống lâu năm đều có mức thu nhập khá và giàu. Với định hướng phát triển của địa phương cùng sự nỗ lực của bà con nông dân, nghề nuôi cá giống nước ngọt ở Quảng Tân đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế. 

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 23/10/2018
Minh Hà
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 09:31 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 09:31 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 09:31 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:31 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:31 19/04/2024