Phát triển nghề nuôi cá lồng bè An Giang

Từ lâu, người dân sinh sống khu vực ven sông trên địa bàn tỉnh đã biết khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi cá lồng bè, tạo thêm nguồn thủy sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phát triển nghề nuôi cá lồng bè An Giang
Bè cá điêu hồng của anh Nguyễn Thanh Trường đang phát triển tốt.

Hệ thống giao thông đường thủy phát triển, thuận tiện cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, thủy sản, người dân có kinh nghiệm lâu năm... là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của ngành chức năng, giai đoạn 2008 - 2016, tổng số lượng lồng bè và thể tích nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh tăng từ 2.294 lồng bè, với thể tích là 290.891m3 (năm 2008) lên đến 5.244 lồng bè, với thể tích 966.689m3 (năm 2016). Nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh phát triển phong phú và đa dạng, tập trung nhiều ở các địa phương, như: Chợ Mới, TP. Long Xuyên, An Phú, Châu Thành, TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc… chủ yếu nuôi các loại cá, như: cá basa, cá điêu hồng, cá rô phi, cá chim trắng, cá hú, cá he, cá lóc bông…

Anh Nguyễn Thanh Trường sở hữu 6 bè nuôi cá điêu hồng ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) cho biết, sau khi tìm hiểu và học hỏi những người nuôi trước, năm 2009 anh bắt đầu nuôi thử 1 bè cá điêu hồng, thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh Trường mạnh dạn đầu tư thêm 5 bè nuôi mới. Trung bình mỗi năm, anh Trường thả cá để nuôi xoay vòng khoảng 12 bè cá. Sau khi trừ chi phí, nguồn lợi mang lại từ nghề nuôi cá lồng bè giúp gia đình anh Trường có cuộc sống khấm khá hơn trước. “Cá điêu hồng nuôi bằng thức ăn công nghiệp khoảng 5-6 tháng có thể thu hoạch, mỗi con đạt trọng lượng từ 600 - 900gr. Cá điêu hồng được thị trường ưa chuộng và có sức tiêu thụ mạnh ở các siêu thị, chợ lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh, thậm chí còn xuất khẩu sang Campuchia. Hiện tại, thương lái tìm đến bè mua với giá 40.000 đồng/kg, với mức giá này tôi lời khoảng 10.000 đồng/kg” - anh Trường chia sẻ.

Theo anh Trường, nuôi cá trong lồng bè, công tác chăm sóc, quản lý tốt hơn nên tỷ lệ sống cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chất lượng thịt cá nuôi lồng bè thơm ngon, săn chắc, giá bán cao hơn. Để nuôi cá đạt hiệu quả cao, người nuôi phải chọn con giống chất lượng tốt và thả nuôi với mật độ phù hợp, bố trí hợp lý thời vụ để thu hoạch bán được giá cao cũng như có chế độ chăm sóc phù hợp để cá tăng trọng nhanh, chất lượng… Ngoài ra, người nuôi cần phải tìm hiểu và biết các bệnh hay xuất hiện ở mỗi loại cá khác nhau. Chẳng hạn cá điêu hồng thường bị lồi mắt, thối mang, còn cá trắm cỏ thường bị nấm thủy mi, đốm đỏ, một số loại cá khác thường nhiễm bệnh trắng da khoang thân… từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã phối hợp ngành chức năng và các địa phương nghiên cứu, lai tạo, phát triển, nâng cao chất lượng con giống cá tra, basa và một số đối tượng thủy sản có giá trị khác như: cá chạch lấu, cá leo, cá heo... Lập quy hoạch, quan trắc cảnh báo, đánh giá môi trường vùng nuôi… Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân nuôi cá lồng bè hướng đến áp dụng công nghệ cao theo các quy trình, tiêu chuẩn quốc tế công nhận, như: VietGAP, ASC, GlobalGAP… Các hoạt động này nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh theo định hướng thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo hướng hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Báo An Giang
Đăng ngày 03/10/2018
Trọng Tính
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:48 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:48 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 11:48 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 11:48 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 11:48 18/11/2024
Some text some message..