Phát triển nuôi thủy sản hàng hóa

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản với 14.000ha mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng và 16.000ha mặt nước sông, suối. Phát huy thế mạnh này, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho phát triển thủy sản; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, chính sách về tín dụng, cho thuê mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản kết hợp với tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, tập quán nuôi thủy sản của người dân chuyển biến tích cực từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang đầu tư nuôi thâm canh. Hiệu quả sử dụng mặt nước được nâng lên, nhiều mô hình nuôi thâm canh cho năng suất, hiệu quả cao được nhân rộng, nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung ngày càng được mở rộng.

phat trien nuoi ca long

Phát triển cá lồng theo định hướng là một trong những giải pháp tăng sản lượng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung góp phần gia tăng giá trị của ngành thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp. Nuôi cá lồng ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông.

Xác định sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển thủy sản giai đoạn 2012 - 2020 với hệ thống các chính sách hỗ trợ về giống, nâng cấp hạ tầng sản xuất. Kết quả bước đầu, đến năm 2015, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 30 nghìn tấn. Toàn tỉnh có 9 cơ sở sản xuất cá bột, 2 làng nghề và 23 khu ương giống tập trung, hàng năm, sản xuất, cung ứng trên 4 tỷ con giống các loại, duy trì được thị trường tiêu thụ ổn định. Hệ thống dịch vụ có bước phát triển mạnh, từ chỗ chưa đưa được thức ăn công nghiệp vào nuôi thủy sản đến năm 2015, sản lượng thức ăn công nghiệp ước đạt trên 10.000 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 5,7% trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh thủy sản, khâu sản xuất và cung ứng giống được coi là vấn đề hàng đầu. Trung tâm Giống thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản khá hiện đại trên diện tích 13ha có khả năng sản xuất 10 triệu con giống/năm tiêu chuẩn các loại, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của tỉnh. Ngoài cá, tôm thông thường, ngành thủy sản đã chủ động khai thác, tiếp nhận một số giống thủy sản mới có chất lượng cao (như cá trắm đen, lăng chấm, diêu hồng, cá chép lai, cá quả…) vào sản xuất, phục vụ chính sách trợ giá giống; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cải tạo nâng cấp xây dựng hạ tầng kỹ thuật giúp các hộ nuôi thuỷ sản giai đoạn 2012 - 2015 cho 13/13 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, với tổng kinh phí xấp xỉ 74 tỷ đồng. Theo đó, các hộ nuôi quy mô 0,5ha trở lên sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng tiền giống/ha; hỗ trợ 80 triệu đồng/mô hình có quy mô trên 1ha; 500 triệu đồng/năm cho các dự án thực hiện cải tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ 500 triệu đồng/dự án cho các tổ chức, cá nhân xây mới, nâng cấp hạ tầng. Hỗ trợ 100% giá giống thủy sản đặc sản (cá anh vũ, lăng chấm); 5 - 10 triệu đồng đối với các giống cá chủ lực khác. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh đang tập trung dồn đổi ruộng đất, quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nuôi thủy sản vùng chuyển đổi, tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi thâm canh, nuôi giống mới có năng suất, chất lượng cao ở các dạng mặt nước, nhất là diện tích chuyển đổi. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản được nâng cấp, khôi phục, đồng thời phát triển các cơ sở sinh sản nhân tạo cá quy mô nhỏ ở các vùng trọng điểm.

Nhiều địa phương trong tỉnh có lợi thế để phát triển thủy sản như: Cẩm Khê, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Hạ Hòa đã được tập trung đầu tư, hình thành các vùng nuôi thủy sản thâm canh, tập trung. Thanh Thủy được coi là điểm sáng trong phát triển thủy sản của tỉnh nhà. Nuôi trồng thủy sản ở Thanh Thủy đã có từ lâu đời, nhưng nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tại các xã Bảo Yên, Xuân Lộc, Đoan Hạ… người dân đã tận dụng nguồn nước sông Đà phát triển nghề nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần với nuôi cá ở ao, hồ, đầm. Riêng ở xã Sơn Thủy, từ khi bà con biết chuyển đổi mô hình canh tác từ những ruộng lúa kém hiệu quả sang ao nuôi cá hoặc một vụ lúa, một vụ cá, nền kinh tế vùng quê này đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, từ năm 2012, sau khi làng nghề Sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm được thành lập, nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều hơn, người dân trong xã lại càng phấn khởi, tích cực đắp bờ bao, đầu tư kè bờ, củng cố hệ thống kênh mương nhằm chủ động nguồn cung ứng nước cho hệ thống ao nuôi và kịp thời tiêu thoát nước vào mùa mưa. Nhiều hộ mạnh dạn dồn điền đổi thửa, đưa các loại cá giống mới, đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cá lăng, cá nheo…

Để nâng cao giá trị của thủy sản, người nuôi bắt buộc phải đổi mới cách làm, bỏ cách làm quảng canh truyền thống, đầu tư nuôi thâm canh, học tập kinh nghiệm chăm sóc, phòng bệnh, tìm thị trường đầu ra, liên kết với nhau thành các hiệp hội, hợp tác xã… Từ đó để có kế hoạch xuống giống, thu hoạch, xuất bán theo từng thời điểm hợp lý, có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp hàng ngày, dài hạn cho các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể… Hộ ông Đặng Văn Được là một trong những điển hình nuôi thủy sản ở xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê. Ông Ðược cho biết: “Trước đây, làm nhiều nghề nhưng đều không thành công, tôi quyết định chuyển sang nuôi cá. Năm 2003, khi được phép chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thủy sản, tôi đã vay vốn ngân hàng đầu tư đào đắp ao, mở rộng dần diện tích lên 1,5ha, lúc đầu nuôi các loại cá truyền thống như mè, trôi, chắm, chép… sau đó tôi chuyển sang nuôi cá trắm đen, diêu hồng xen tôm. Ước tính, mỗi năm gia đình thu khoảng trên dưới 200 triệu đồng từ nuôi thủy sản”.

chuyen doi ao nuoi ca
Nhiều hộ ở huyện Cẩm Khê đã mạnh dạn dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thâm canh, tập trung các loại cá có giá trị kinh tế cao như diêu hồng, trắm đen... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn cần khắc phục những khó khăn như: Diện tích nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nuôi tận dụng là chủ yếu; hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản còn yếu và thiếu đồng bộ. Chưa kể, việc đầu tư hạ tầng và thực hiện nuôi thâm canh cần vốn lớn, trung bình đầu tư nuôi thâm canh cần trên 200 triệu đồng/ha, trong khi đó khả năng đầu tư của người dân còn hạn chế. Thủy sản chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đặc biệt, việc quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi chưa phát triển; người nuôi chưa chủ động về thị trường đầu vào và đầu ra cũng là những lý do khiến việc đầu tư quy mô lớn còn nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, ngành thủy sản cần chú trọng sản xuất con giống tốt, đưa giống mới, giống đặc sản giá trị kinh tế cao, kết hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến thức ăn vào sản xuất; giúp người dân yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất để tăng giá trị, nâng cao hiệu quả. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu quy hoạch, đầu tư, xây dựng hạ tầng, cơ chế chính sách cho sản xuất, nuôi thủy sản phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho người dân trong tỉnh xây dựng thành công các mô hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản an toàn và từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ hiện nay.

Báo Phú Thọ, 07/01/2016
Đăng ngày 11/01/2016
Hùng Cường
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 16:46 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 16:46 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 16:46 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 16:46 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:46 18/02/2025
Some text some message..