Phát triển ươm và nuôi cá chình, hướng đi hiệu quả

Vùng đầm phá Tam Giang- Thừa Thiên Huế, đang dần lan rộng mô hình nuôi và ươm cá chình đen, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

nuôi cá chính thương phẩm
Nuôi cá chình mang lại hiệu quả kinh tế cao

Từ năm 1998  một số hộ dân ở xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình đen, cho đến nay cả xã đã có hơn 50 hộ nuôi cá chình, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhận thấy hiệu quả cao trong triển khai nuôi cá chình, nhiều hộ dân ven biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang tích cực học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm nhân rộng mô hình.

Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, anh Hồ Phú (45 tuổi) ở thôn An Bằng, xã Vinh An (Phú Vang) đầu tư hơn 50 triệu đồng xây dựng hai bể nuôi rộng hơn 150m2 để nuôi cá chình thương phẩm. Mỗi vụ nuôi, trừ chi phí thức ăn, thu lãi từ 150 – 200 triệu đồng.

Nói về lý do chọn mô hình nuôi cá chình để phát triển kinh tế, anh Phú giãi bày: “Vinh An là xã vùng biển, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, giá rẻ. Nhận thấy người dân ở thôn 1, xã Vinh Mỹ nuôi cá chình thương phẩm có hiệu quả, đầu ra thuận lợi nên tôi quyết định đầu tư xây bể nuôi”.

Học hỏi kinh nghiệm nuôi từ nông dân xã bạn, anh đúc rút cá chình muốn phát triển tốt phải sống trong môi trường nước luôn sạch và không tù đọng. Sau khi xây bể, anh đầu tư hệ thống cấp và tiêu nước thường xuyên cho bể, bằng cách khoang giếng bơm. Nguồn nước trước khi vào hồ luôn được xử lý.

Ươm cá chình thương phẩm

Với mô hình ương cá chình bột thành cá chình giống thành công, anh Lê Văn Lộc (35 tuổi) ở thôn 4, xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) đã và đang ăn nên làm ra. Không những vậy, anh còn giải quyết được khó khăn về giống cá chình chất lượng cho người nuôi ở địa phương.


Anh Lê Văn Lộc kiểm tra đàn cá chình bột

Để có mô hình ương nuôi cá chình bột thành cá chình giống thành công như hiện nay, anh Lê Văn Lộc phải trải qua nhiều lận đận với các mô hình chăn nuôi thất bại.

Kiên trì

Sau khi tốt nghiệp trung cấp điện tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, anh khao khát được làm giàu trên chính quê hương của mình. Từ thử đầu tư vào nuôi gà, rồi nuôi rắn mối, nuôi dế nhưng tất cả các mô hình đều không hiệu quả. Năm 2009, thấy người dân trong xã “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi cá chình, anh đã đầu tư 20 triệu đồng xây 3 bể nuôi cá chình thương phẩm.
Anh tra cứu trên mạng, thấy ở Phú Yên, Nha Trang, có nhiều người làm giàu từ nghề ương nuôi cá chình giống. Suy nghĩ, họ nuôi được thì mình cũng nuôi được, nếu ương cá chình bột thành công thì không chỉ giúp mình làm giàu mà còn giúp bà con trong xã có nguồn giống chất lượng.

Nghĩ là làm, anh đã lặn lội vào tận Nha Trang để học hỏi kinh nghiệm ương nuôi cá chình giống của các hộ dân nơi đây. Cuối năm 2013, anh đã cải tạo lại 3 bể nuôi cá chình thương phẩm trước đây sang ương cá chình bột từ nguồn giống ở Phân viện 3 Nha Trang. Anh Lộc thổ lộ: “Cá chình chỉ chết khi thiếu Oxy. Chính vì vậy, để ương cá chình bột, ngay từ đầu, anh đã đầu tư 7 triệu đồng lắp đặt hệ thống ống để chạy Oxy ở các bể. Khi cá còn nhỏ, thức ăn là cá tươi phải xay nhuyễn ra hòa vào nước cùng với men tiêu hóa để kích thích cá ăn. Sau một thời gian nuôi, cá chình được tách bể để phân đàn, con nào to đủ trọng lượng thì bán trước, con nào nhỏ tiếp tục nuôi. Khi thay nước, anh thường giữ lại 30% nước cũ trong bể để cá khỏi bị ngợp với dòng nước mới. Bên cạnh đó, hiểu được tập tính của cá chình thích ở trong hang, ưa đeo bám, anh đã thiết kế các lồng, đặt trong bể để cá trú ẩn.

Một mô hình để làm giàu

Cuối năm 2013, anh Lộc bắt đầu ương nuôi cá chình và mô hình cho anh những thành công bước đầu. Từ 3.000 con chình bột ương nuôi ban đầu, sau một năm ương nuôi, anh đã bán ra thị trường hơn 1.000 con cá chình giống với trọng lượng từ 1gam – 1,5 gam, trừ chi phí giống, thức ăn thu lãi 70 triệu đồng.

Sau vụ ương cá chình bột thành cá chình giống thành công, nhận thấy ương cá chình bột là mô hình kinh tế có thể làm giàu bền vững, anh đã mạnh dạn vay thêm 200 triệu đồng để xây thêm bể ương nuôi, phát triển đàn cá chình bột từ 3.000 con lên thành 8.000 con.

Nói về triển vọng mô hình ương cá chình bột mang lại, anh Lộc cho biết, trung bình mỗi con cá chình giống anh cung cấp cho người dân có giá dao động từ 105 – 150 nghìn đồng/con, tùy thuộc vào kích cỡ cá. Với 8.000 con cá chình bột ương nuôi một năm, chỉ cần chọn lựa 4.000 con cá chình giống cung cấp cho các hộ nuôi cá chình trong xã vào cuối năm nay đã thu lãi khoảng 150 triệu. Số cá chình còn nhỏ thì tiếp tục nuôi. Để thuận tiện trong việc chia tách các lứa cá, anh đã và đang tiến hành xây dựng thêm nhiều bể cá nhỏ.

Anh Lộc chia sẻ: “Hiện nay cá chình thương phẩm có giá từ 400 – 550 nghìn đồng/kg, cá chình dễ sống, ít tốn kém thức ăn nên thu hút rất nhiều người nuôi. Với nhu cầu giống cá chình trên địa bàn lớn, anh đang ấp ủ phát triển đàn cá chình bột lên thành 20.000 con, để lúc nào cũng có cá chình giống cung cấp. Bên cạnh đó, anh cũng muốn nuôi cá chình thương phẩm, một mô hình kinh tế mà trước đây anh đã thất bại vì con giống.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Mỹ cho biết, trước đây người dân xã Vinh Mỹ thường lấy cá chình giống từ các nơi về nuôi không hiệu quả, nuôi vài ngày là cá chết. Nhưng từ khi mô hình ương cá chình bột của anh Lê Văn Lộc thành công đã cung cấp giống cá chình chất lượng, giúp người nuôi cá chình trên địa bàn chủ động hơn về nguồn giống.

Với những thành công bước đầu trong việc triển khai ươm và nuôi cá chình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành thủy sản, trung tâm khuyến nông tỉnh cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ kỹ thuật, cũng như nguồn vốn để tạo điều kiện cho việc phát triển mô hình nuôi cá chình một cách bền vững, ổn định đem lại sự phát triển kinh tế cho người dân vùng ven biển nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Đăng ngày 01/01/2017
Ngọc Phương
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 21:47 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:47 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 21:47 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 21:47 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 21:47 13/01/2025
Some text some message..