Phối hợp kiểm soát tôm giống đáp ứng nhu cầu

Những tháng đầu năm 2024, ngành tôm nước lợ vẫn đối mặt nhiều thách thức, trong đó vấn đề giống còn gặp khó về kiểm dịch và ngày 22/5/2024, Bộ NN&PTNT có thông báo yêu cầu phối hợp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu nuôi.

Tôm giống
Những tháng đầu năm 2024, ngành tôm nước lợ vẫn đối mặt nhiều thách thức

Khó khăn trong kiểm dịch tôm giống 

Số liệu của Cục Thú y, năm 2023, nhập khẩu 135.758 con tôm giống bố mẹ, gồm 236 con tôm sú và 135.522 con tôm thẻ chân trắng, đều được kiểm dịch ở cửa khẩu. Bên cạnh, nhập khẩu 163.600 ấu trùng tôm để nuôi thương phẩm, gồm 39.600 ấu trùng tôm sú và 124.000 ấu trùng tôm thẻ chân trắng, cũng được kiểm dịch.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, đã nhập khẩu 10.019 con tôm giống bố mẹ, gồm 322 con tôm sú và 9.697 con tôm thẻ chân trắng, cùng 22.000 ấu trùng tôm sú để nuôi thương phẩm đều được kiểm dịch. Tôm giống nhập khầu có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thẩm quyền của quốc gia xuất hàng cấp, có xác nhận thủy sản không mầm bệnh truyền nhiễm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Khi nhập khẩu được lấy mẫu kiểm tra các mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thực hiện việc cách ly kiểm dịch theo quy định.

Về sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ, cả nước có 2.270 cơ sở đã sản xuất trong năm 2023 được 153 tỷ con. Trong đó, có 27 cơ sở sản xuất tôm giống an toàn dịch bệnh với sản lượng 38 tỷ tôm post/năm.

Năm 2023, các địa phương trong cả nước kiểm dịch hơn 85 tỷ tôm giống vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, chủ yếu là ấu trùng tôm thẻ chân trắng với 74 tỷ con. Để thực hiện quy định kiểm dịch này, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống xuất tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, đảm bảo không có các mầm bệnh nguy hiểm như WSD, AHPND, IHHND.

Việc kiểm dịch tôm giống khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nên còn khó khăn trong việc kiểm soát vận chuyển tôm giống

Quy định hiện nay, chỉ kiểm dịch tôm giống khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nên còn khó khăn trong việc kiểm soát vận chuyển tôm giống, đặc biệt ở địa bàn giáp ranh các tỉnh. Thực tế, công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh với các hộ gia đình sản xuất tôm giống còn khó thực hiện, bởi đa số các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo thời vụ mà ngành chức năng chưa đủ năng lực giám sát. Vẫn còn tình trạng trốn tránh kiểm dịch khi vận chuyển tôm giống ra khỏi tỉnh, để bán cho người nuôi tôm quảng canh và hậu quả là mầm bệnh chưa được kiểm soát, lễ lây lan.

Cục Thú y cho biết, ở cấp xã hiện nay, nhân viên thú y có trình độ chuyên môn chưa cao, làm việc theo hợp đồng lao động một năm, do xã trả lương. Nên nhân viên thú y thiếu khả năng phục vụ công tác kiểm dịch tôm giống, lại không an tâm gắn bó. Còn ở cấp huyện, nhiều nơi Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp tỉnh đã được sáp nhập về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, nên thiếu lực lượng kiểm dịch tôm giống.

Phối hợp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

Thông báo hôm 22/5/2024 của Bộ NN&PTNT yêu cầu các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu phát triển ngành tôm năm 2024. 

Trong đó, Cục Thủy sản tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, thanh tra các vùng sản xuất giống và nuôi tôm trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Chú trọng kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc thực hiện Quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2024, kịp thời thông tin về nguồn gốc, chất lượng và các vấn đề liên quan giữa các địa phương sản xuất tôm giống với địa phương nuôi tôm thương phẩm.

Tôm giốngNâng cao tổ chức xây dựng, phát triển cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ an toàn dịch bệnh

Tổ chức xây dựng, phát triển cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ an toàn dịch bệnh; có giải pháp hiệu quả xử lý bệnh trên giống tôm nước lợ hiện nay, đặc biệt là một số bệnh mới phát sinh gần đây, có nguy cơ bùng phát thành dịch. Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng gửi thông tin việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch giống tôm nước lợ nhập khẩu về Cục Thủy sản để cùng phối hợp giám sát, kiểm soát.

Đối với Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, đề xuất cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư nghiên cứu hoặc liên kết với các đơn vị nghiên cứu để đưa nhanh kết quả, sản phẩm vào sản xuất. 

Thông báo cũng yêu cầu Sở NN&PTNT các địa phương tăng cường trao đổi về kiểm dịch giống tôm nước lợ để thuận tiện trong việc theo dõi, giám sát và kiểm soát theo quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2024. Thông tin cho Cục Thuỷ sản những phát sinh trong quá trình quản lý để kịp thời phối hợp tháo gỡ, xử lý.

Đồng thời, đề nghị các Hội, Hiệp hội ngành hàng có liên quan vận động, tuyên truyền các hội viên áp dụng công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng con giống. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả. 

Đăng ngày 31/05/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Một số điển hình hợp tác xã tham gia chuỗi tôm

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện cả nước hiện có 208 HTX tham gia liên kết chuỗi tôm cùng 136 doanh nghiệp và 58.314 hộ dân với giá trị sản phẩm chiếm 19,68% tổng giá trị sản phẩm tôm. Những liên kết này đóng vai trò quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm tôm trên thị trường và chủ trương của nước ta đang khuyến khích phát triển. Xin giới thiệu một số hợp tác xã (HTX) điển hình.

Hợp tác xã
• 11:00 12/03/2025

Điểm sáng với tôm và khó khăn với cá tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1,429 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024, mở ra tín hiệu tích cực với ngành tôm nhưng không ít rủi ro cho cá tra. Nếu quản lý tốt các rủi ro và tận dụng cơ hội, năm 2025 sẽ là thời điểm phù hợp để mở rộng thả nuôi cá tra nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, ngược lại thì không nên thả nuôi.

Cá tra
• 09:00 12/03/2025

Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm

Ngày 14/2/2025, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II công bố báo cáo đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:55 07/03/2025

Cuối tháng 3/2025 làm việc với Đoàn Thanh tra EC gỡ “thẻ vàng”

Kế hoạch Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ làm việc tại Việt Nam từ ngày 21-31/3/2025 nhằm đánh giá công tác chống khai thác IUU để có thể gỡ “thẻ vàng”. Lãnh đạo Bộ NN&MT cùng các địa phương từ Bắc vào Nam đang tích cực triển khai nhiều công việc cụ thể, quyết gỡ “thẻ vàng”, xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Tàu cá
• 10:52 05/03/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:01 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:01 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:01 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:01 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:01 18/03/2025
Some text some message..