Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng và thời điểm giao mùa

Khi nhiệt độ tăng làm quá trình trao đổi chất của cá tăng do đó làm tăng nhu cầu sử dụng oxy, tuy nhiên nhiệt độ cao cũng làm oxy hòa tan vào nước thấp dẫn đến thiếu hụt oxy cho cá từ đó làm cá stress và dễ bị bệnh. Bài viết đưa ra một số giải pháp để chăm sóc phòng bệnh cho cá nuôi trong thời điểm nắng nóng và giao mùa.

Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi mùa nắng nóng
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá nuôi. Ảnh minh họa

Chăm sóc cá nuôi trong mùa nóng

Theo khuyến cáo của TTKN Thái Bình để chăm sóc cá nuôi trong mùa nóng cần thực hiện những biện pháp sau:

* Đối với các trại sản xuất giống thủy sản

- Với ao nuôi cá bố mẹ cần bổ sung nước thường xuyên cho ao nuôi, đảm bảo số lượng nước, chất lượng nước; có thể làm mái che khung bằng kim loại, rồi phủ lưới đen lên trên để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp xuống ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá bố mẹ; tăng cường công tác phòng bệnh vào thời điểm nắng nóng.

- Với ao ương đảm bảo bổ sung nước thường xuyên; chăm sóc và quản lý tốt các ao ương cá giống; tính toán mật độ nuôi phù hợp; khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường; định lượng thức ăn hàng ngày cho từng đối tượng nuôi, điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cá giống. Những ngày nắng nóng không nên kéo cá vào bể ép, xuất bán hay vận chuyển cá giống.

* Đối với nuôi cá trong ao, hồ nhỏ:

Duy trì mực nước trong ao từ 1,5- 2m trong suốt mùa hè, đồng thời thả bèo tây trên mặt ao chiếm khoảng 1/3 diện tích để làm chỗ trú cho cá. Nâng cao sức khỏe đàn cá trong ao. Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn liều lượng 3-5g/100kg cá/ngày để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Giảm khẩu phần cho ăn xuống khoảng 50-60% vào những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 35oC.

* Đối với nuôi cá lồng bè:

Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ và thông thoáng để lưu thông nước trong và ngoài lồng; kiểm tra, tu sửa lại lồng nuôi, bảo đảm lồng vững chắc, cần hạ thấp lưới lồng xuống, đối với lồng lưới cần phải đậy nắp lồng để tránh thất thoát. Đảm bảo độ sâu của lồng luôn ở mức 2,5-3m. Dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi để phòng bệnh cho cá.

Phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Việc thay đổi thời tiết tạo thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Do đó, người nuôi cá cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại.

Trước khi vào vụ mới cần chuẩn bị giống tốt, sạch bệnh, đồng thời cải tạo ao như vét bùn đáy ao để diệt khuẩn. Bón vôi diệt mầm bệnh với liều lượng 7- 10 kg/100m2. Tùy theo diện tích ao nuôi và loài cá nuôi mà có mật độ nuôi phù hợp, không nên nuôi dày quá. Cá giống trước khi thả cần được tắm bằng nước muối với liều lượng 2- 3 g/lít trước khi thả giống.

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn ôi thiu cho cá ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều vào lúc trời dịu mát, rửa sạch dụng cụ cho ăn. Định kỳ treo túi vôi 3- 5 kg/túi xung quanh chỗ cho ăn. Bổ sung thêm vitamin C trong thức ăn để tăng sức đề kháng (liều lượng 40 g/100kg cá, định kỳ 2 lần/tuần).

Ngoài ra, có thể tăng sức đề kháng cho cá bằng thảo dược, cây ngoài tự nhiên như cắt nhỏ thân cây chuối rồi cho cá ăn. Ép lấy nước cây cỏ mực nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã với khẩu phần 3 kg/100kg cá/ngày. Tỏi xay thật nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 100- 300 g/100kg cá, cho ăn liên tục 1 tuần. Cây nghể băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn vào thức ăn. Cho cá ăn 300g thân, lá tươi/100kg cá trong 3- 6 ngày liên tục (lưu ý cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng). Cây rau sam cho cá ăn với liều lượng 1,5- 3 kg/100kg cá, trước khi cho cá ăn, cần rửa sạch rau sam bằng nước muối.

Đăng ngày 15/05/2019
TTKN Thái Bình & Bạn nhà nông VL
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 17:10 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 17:10 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 17:10 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:10 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 17:10 23/04/2024