Phòng, trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Tại hội thảo chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm được tổ chức tại Tiền Giang vừa qua, TS. Chalor Limsuwan - chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm thuộc Hiệp hội Thủy sản Thái Lan cho biết, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn từ 15 - 50 ngày đầu sau khi thả giống (phổ biến nhất từ 15-20 ngày) và không có liên quan gì đến các bệnh thông thường khác trên tôm như bệnh đốm trắng, đầu vàng, teo gan…

ao nuoi tom phong benh gan tuy
Nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy có thể do sử dụng nhiều chế phẩm sinh học trong giai đoạn đầu. Ảnh tepbac.com

Theo kết quả quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, trong tế bào tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính có sự xuất hiện rất nhiều vi khuẩn thuộc nhóm vibrio (nhóm vi khuẩn có lợi) nhưng đến nay chưa giải thích được nguyên nhân vì sao có hiện tượng này.

Dù vậy, kết quả theo dõi những ao tôm bị bệnh hoại tử gan tụy ở Thái Lan và Việt Nam cho thấy, tôm chết trong giai đoạn dưới 30 ngày tuổi thường xảy ra ở những ao thả tôm giống có chất lượng không tốt do ấu trùng được ương với mật độ quá cao, ao sử dụng nhiều các chế phẩm sinh học suốt quá trình chuẩn bị nước và trong 30 ngày đầu sau khi thả giống (làm giảm pH và độc tố dưới dạng khí NH3).

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi pH thấp thì tôm lột xác nhiều hơn so với điều kiện bình thường khiến sức khỏe yếu, dẫn đến tôm chết sau khi lột xác với hiện tượng vỏ tôm mềm và cơ thịt có màu trắng đục.

Đối với tôm chết trong giai đoạn 30 - 50 ngày tuổi, hội chứng hoại tử gan tụy thường xảy ra ở những ao có sự chuẩn bị nước ao nuôi không tốt như: độ trong của nước trong ao cao dẫn đến sự phát triển của tảo đáy, nồng độ pH và độ kềm giảm do ảnh hưởng của các cơn mưa; các quạt nước được bố trí và vận hành không hợp lý dẫn đến thiếu oxy hòa tan trong khu vực bùn đáy ao.

Cùng nhận định như trên, TS. Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cho rằng, hội chứng hoại tử gan tụy gây chết tôm là sự kết hợp của hai yếu tố, đầu tiên là do độc tố làm mất chức năng của gan, sau đó nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ xâm nhập gây tôm chết hàng loạt và lan rộng.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do việc cải tạo và chuẩn bị ao nuôi không đúng kỹ thuật, khu nuôi không có ao lắng, mùa vụ thả giống chưa thích hợp, không kiểm soát được sự nở hoa của tảo và mật độ vi khuẩn, việc xử lý nước và sử dụng thức ăn không đúng kỹ thuật, lạm dụng chế phẩm sinh học.

Trước những thực trạng nêu trên, để ngăn ngừa hội chứng hoại tử gan tụy gây chết hàng loạt trên tôm nuôi trong thời gian qua, TS. Chalor Limsuwan khuyến cáo, người nuôi tôm nên sử dụng tôm giống PL 12 hoặc lớn hơn, có chất lượng tốt; nên sử dụng hóa chất để xử lý nước, tuyệt đối không sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt tháng đầu thả nuôi.

Bên cạnh đó, ao nuôi cần duy trì nồng độ pH từ 7,8 - 8,2, độ kềm lớn hơn hay bằng 100 mg/l (ppm), nồng độ oxy hòa tan ở mức 4,0 mg/l và duy trì màu nước suốt quá trình nuôi.

Trong quá trình thăm sàn ăn của tôm, nếu phát hiện một vài cá thể tôm có biểu hiện của hội chứng hoại tử gan tụy, người nuôi tôm cần ngừng cho tôm ăn  từ 2-3 ngày để giảm hoạt động hệ thống gan tụy của tôm, sau đó cho tôm ăn trở lại với liều lượng giảm tương ứng với sức khỏe của tôm nuôi.

Song song đó, người nuôi tôm cần nâng pH để tôm giảm lột vỏ và duy trì sức khỏe tôm; đồng thời bổ sung các khoáng chất để nâng sức đề kháng cho tôm.

Áp Bắc
Đăng ngày 23/10/2012
Kỹ thuật

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
• 10:58 07/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:02 25/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:02 25/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 20:02 25/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 20:02 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 20:02 25/09/2023