Phòng và trị bệnh cá thời điểm giao mùa

Trong thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Khác với động vật trên cạn động vật thủy sản nói chung cũng như cá nói riêng khi bị bệnh việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn do chúng sống dưới nước. Chính vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu theo nguyên tắc “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Để phòng và trị bệnh hiệu quả cho cá người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh như sau:

Phòng và trị bệnh cá thời điểm giao mùa
Thu hoạch cá nuôi Thái Bình. Ảnh: BTB
1. Phòng bệnh cho cá

- Xây dựng ao nuôi: Chọn địa điểm nuôi trước tiên nguồn nước sạch sẽ không độc hại với động vật thủy sản. Không có các nguồn nước thải công nghiệp, dân sinh đổ vào. Ao nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt.

- Cải tạo ao đầm trước khi thả nuôi: Tẩy dọn ao trước khi nuôi động vật thủy sản bao gồm tát cạn, nạo vét bùn  đáy, tu sửa  bờ ao, dọn cỏ rác, phơi khô đáy ao, dùng vôi bột 7-10 kg/100m2 đáy ao để diệt trừ địch hại.

- Quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi: Trong suốt quá trình nuôi cần phải giữ vệ sinh trại, ao đầm nuôi để đảm bảo chất lượng nước tốt, tránh sự tích tụ của các chất hữu cơ, hợp chất nitơ,…… quản lý pH, Oxy độ kiềm trong khoảng thích hợp.

- Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

+ Mua cá giống đã được kiểm dịch tại các cơ sở có uy tín, các loại cá giống được vận chuyển từ nước ngoài về cần phải có nguồn gốc rõ ràng và phải được kiểm dịch của các cơ quan có thẩm quyền tránh việc lây lan mầm bệnh;

+ Dùng dung dịch nước muối Nacl 2 - 4% (2 - 4kg/100l nước) tắm cho cá từ 5-10 phút;

+ Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng hóa chất phù hợp, không sử dụng kháng sinh hóa chất cấm.

- Khử trùng thức ăn và nơi cho ăn

+ Thức ăn là động vật tươi sống cần được sát trùng bằng muối ăn;

+ Thức ăn là thực vật ( cỏ, lá,….) cần rửa kỹ tránh nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất;

+ Cần vớt bỏ thức ăn thừa sau mỗi ngày cho ăn, định kì khử trùng nơi cho ăn, sàng ăn bằng vôi bột, Formalin hoặc nước muối.

- Khử trùng dụng cụ: Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao này sang ao khác, dụng cụ nên dùng riêng biệt cho từng ao. Nếu không đủ dụng cụ sau mỗi lần sử dụng cần phải khử trùng bằng nước muối, Formalin hoặc thuốc tím.

- Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa bệnh

Phần lớn các loại bệnh trong NTTS xuất hiện theo mùa; Do đó trước mỗi mùa bệnh, cá cần được cho ăn phòng bằng tỏi xay trộn vào thức ăn với liều lượng 100-300 g/100 kg cá, cho ăn liên tục 1 tuần, bổ sung Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh: cá giống 4 gam/1kg cá/1 ngày, cá thịt 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục. Bón vôi bột trước và sau mùa bệnh của cá định kỳ  2 – 3 kg/100m3 nước ao/tháng. Trong mùa bệnh 4 – 6 kg/100m3 nước ao/10 - 15 ngày. Có thể định kỳ mỗi tuần rắc ít vôi bột hoặc trộn lá xoan với vôi bột bọc vào túi vải treo phía trong lồng cá, khi treo phải chú ý hướng nước chảy, nước chảy hướng nào treo vào đầu dòng chảy hướng đó để sát trùng môi trường nước.

- Tăng sức đề kháng cho cá

+ Cần chọn những con giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Khi nuôi cá thịt không nên nuôi con giống có kích cỡ quá bé, không nên nuôi quá dày.

+ Cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thức ăn không bị hư­ thối, không nên để cá bị đói. Cho cá ăn theo phương pháp 4 định (thời gian, vị trí, chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn)

nuôi cá, phòng bệnh cá, trị bệnh cá, bệnh trên cá, kỹ thuật nuôi cá

+ Tăng cường chất dinh dưỡng: Cho ăn đủ chất, bổ sung thêm một số chất vi lượng để tăng cao sức đề kháng cho cá như­: Vitamin (C, B6, E, A)

+ Đánh bắt vận chuyển cá nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho cá

+ Nâng cao khả năng miễn dịch cho cá: Chọn giống có tính miễn dịch cao; Sử dụng vắc xin để tăng khả năng miễn dịch ở cá.

2. Trị bệnh cho cá

Nguyên tắc trị bệnh cho cá: Việc trị bệnh nên dựa trên việc chuẩn đoán bệnh chính xác, cùng với sự tính toán chi phí chữa trị xem có lợi hay không. Trong quá trình nuôi cá thường gặp một số loại bệnh như sau:

- Bệnh nấm thủy mi: Khi mắc bệnh, trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm, sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông, bệnh  phát mạnh vào giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hè đặc biệt hay là cá Rô phi hay bị nhiễm bệnh, nhiệt độ từ 16-25oC. Để trị bệnh này có thể dùng Methylen 2-3g/m3, KMNO4 1-2g/m3 tắm cho cá và lặp lại 2 lần/tuần.

- Hội chứng lở loét của cá: Khi mắc bệnh, trên thân cá có các vết lở loét ăn rất sâu vào cơ thể và gây cho cá chết hàng loạt hay gặp ở cá trắm cỏ, cá rô phi. Để trị bệnh này người nuôi dùng vôi bón với liều lượng 4- 5 kg/100 m3 nước ao, thay nước định kỳ, quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi.

- Bệnh trùng bánh xe:  Khi bị bệnh cá bơi lội không định hướng, nổi từng đàn trên mặt nước, da màu xám, trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết. Tất cả các loại cá đều dễ mắc bệnh này, thường mắc vào mùa xuân và thu. Để trị bệnh người nuôi nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao, đồng thời khử trùng nước thay, tắm cá trong dung dịch Formalin 200-300 mg/m3 nước trong vòng 30 - 45 phút.

- Bệnh đường ruột: Bệnh thường xuất hiện quanh năm, tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè xuất hiện chủ yếu trên đối tượng cá trắm cỏ. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng và hậu môn chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, phân cá dạng thuôn dài theo dây bầy nhầy, tỷ lệ chết từ 40 – 90%. Khi cá bị bệnh dùng thuốc Tiên đắc 1kg/tấn cá/1 ngày, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục, thuốc được trộn vào rau, cỏ, thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn.

TTKN Thái Bình
Đăng ngày 04/04/2019
KS. Trần Minh Kiên
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:37 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:37 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 02:37 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:37 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:37 23/11/2024
Some text some message..