Phòng và trị các bệnh thường gặp trên lươn

Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, do sự thay đổi thất thường của thời tiết, không quản lý tốt lượng thức ăn, quản lý tốt chất lượng nước,… đã gây ra nhiều bệnh trên lươn gây thiệt hại cho bà con.

Nuôi lươn thương phẩm
Nuôi lươn thương phẩm

Vì vậy cần phải có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.

1. Phương pháp phòng bệnh tổng hợp 

- Khử trùng bể nuôi bằng vôi (100 - 200 g/m2) và xử lý nước bằng thuốc tím (4 - 5 ml/m3). 

- Chọn lươn giống khỏe mạnh, không bị xây xát. 

- Tắm (ngâm) lươn bằng nước muối (20 - 30 g/lít) để xử lý ngoại ký sinh (2 - 3 phút) trước khi thả nuôi. 

- Định kỳ (5 - 7 ngày/lần) bổ sung vitamin C và men tiêu hóa (mỗi loại 3 - 5 g/kg thức ăn) vào thức ăn của lươn, 15 - 20 ngày tẩy giun sán 1 lần (liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất). 

2. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị 

2.1. Bệnh sốt nóng 

- Nguyên nhân: Do nuôi mật độ cao, oxy hòa tan thấp, thức ăn dư thừa... 

- Triệu chứng: Nước nhớt, nhiệt độ tăng, lươn cuộn nhau thành búi, đầu sưng phồng, chết hàng loạt. 

- Chữa trị: Tích cực thay nước, giảm mật độ bằng cách san thưa, phun dung dịch phèn xanh (Sulphat đồng) 0,7% vào bể (5 ml/m3 nước bể) hoặc các sản phẩm có gốc sát trùng (như Iodine) để ngâm tắm. 

2.2. Bệnh lở loét (Bệnh đóng dấu) 

- Nguyên nhân: Do lươn bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. 

Con lươn mắc bệnh lở loétXuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ trên thân, da bị lở loét. Ảnh: congnongdan

- Triệu chứng: Xuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ trên thân, da bị lở loét, đầu ngóc khỏi mặt nước... 

- Chữa trị: Phun Streptomycin (0,25 g/m3) khắp bể; Trộn Sulfamidine (0,01 g/kg lươn) vào thức ăn cho lươn ăn 5 - 7 ngày; Bôi thuốc tím vào vết loét trên thân lươn. 

2.3. Bệnh nấm thủy mi (bệnh bọ gòn) 

- Nguyên nhân: Do nấm ký sinh gây nên, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, các sợi nấm bám trên da hút chất dinh dưỡng làm lươn yếu dần rồi chết. 

- Triệu chứng: Trên da lươn xuất hiện những đám sợi hình bông gòn. 

- Chữa trị: Dùng nước muối (30 - 50g/lít) ngâm lượn 3 - 5 phút; xử lý nước bằng sulphat đồng (7 - 10g/m3).

2.4. Bệnh sán (Tuyến trùng) 

- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên. 

- Triệu chứng: Ruột và hậu môn sưng đỏ, lươn hoạt động yếu và chết dần. 

Sán trên con lươn bị bệnhKhó phát hiện dấu hiệu nhưng lươn giảm ăn, chết dần

- Chữa trị: Cho lươn ăn thuốc trị giun sán (của Vimedime, Bayer, Anova,...), liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. 

2.5. Bệnh đĩa bám 

- Nguyên nhân: Do đỉa bám vào đầu lươn hút máu, phá hoại mô bì làm vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. 

- Triệu chứng: Khó phát hiện dấu hiệu nhưng lươn giảm ăn, chết dần. 

- Chữa trị: Dùng Iodine (2 mg/m3) liên tục 3 - 5 ngày, xử lý nước bằng sulphat đồng (1g/10 lít nước, 3 - 5 phút) kết hợp dùng Oxytetracycline (5 g/kg thức ăn) cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày hoặc các loại thuốc thú y thủy sản trị ngoại ký sinh.

Đăng ngày 26/10/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Nội ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, năng suất nuôi sẽ bị giảm đáng kể, đồng thời chất lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ cho bà con.

Ký sinh trùng trên tôm
• 10:15 20/03/2025

Những dấu hiệu cho thấy tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm hiện nay. Bệnh này có thể gây ra tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là yếu tố then chốt giúp người nuôi có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:46 19/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:34 21/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:34 21/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 13:34 21/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 13:34 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 13:34 21/03/2025
Some text some message..