Phòng bệnh trên cá rô phi nuôi
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
+ Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:
- Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch.
- Trước khi thả phải cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật.
- Định kỳ sử dụng một số chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.
+ Tăng sức đề kháng cho cá:
- Chọn giống phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, không dị hình.
- Thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất trộn vào thức ăn.
- Tránh không làm cá bị sốc.
+ Ngăn ngừa bệnh:
- Chọn con giống đã qua kiểm dịch.
- Tuân thủ lịch mùa vụ.
- Không thả cỡ cá quá nhỏ, không nên nuôi với mật độ quá dày.
- Định kỳ dùng vôi rải quanh bờ và xuống ao nuôi.
Một số bệnh thường gặp
* Bệnh xuất huyết
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi yếu, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách dịch hoá (mềm nhũn). Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.
- Phòng trị bệnh:
+ Cải thiện môi trường nuôi ổn định, bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tuỳ theo môi trường. Liều lượng 1 - 2 kg/100 m3, mỗi tháng bón từ 2 - 4 lần.
+ Dùng thuốc Tiên đắc cho ăn 4g/1kg cá/ngày và cho ăn 3 - 6 ngày liên tục. Bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn phòng bệnh xuất huyết: liều dùng thường xuyên cho cá 20 - 30 mg/1kg cá/1 ngày, cho ăn liên tục 7 - 10 ngày.
* Bệnh viêm ruột
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi yếu, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách dịch hoá (mềm nhũn). Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to. Bệnh lý điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi nên gọi là bệnh viêm ruột.
- Phòng trị bệnh.
+ Cải thiện môi trường nuôi ổn định, không để cá nuôi bị sốc do các yếu tố môi trường.
+ Dùng thuốc KN-04-12, liều dùng từ 2-4g/kg thức ăn, trộn thường xuyên cho cá ăn.hoặc thuốc Tiên đắc cho ăn 4g/1kg cá/ngày và cho ăn 3 - 6 ngày liên tục.
* Bệnh nấm thuỷ mi.
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi lờ đờ xung quanh ao, mắt thường có thể nhìn thấy nấm thủy mi bám trên cơ thể cá như những búi bông màu trắng, nhìn rõ nhất khi cá ở trong nước.
- Phòng trị:
+ Giữ môi trường trong sạch, giữ cho cá không bị xây xát, không kéo lưới hoặc vận chuyển khi nhiệt độ xuống dưới 20oC.
+ Khi cá bị bệnh có thể dùng dung dịch muối 2 - 3% tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc dung dịch thuốc tím 20 mg/lít tắm cho cá trong thời gian 15 - 20 phút
* Bệnh do TiLV trên cá rô phi:
- Vi rút TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi.Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên từ 09 - 90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá giống (cá con). Cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) giống nuôi lồng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết lên tới 90% trong vòng 1 tháng sau thả.
- Bệnh lây lan theo chiều ngang, từ cá bị bệnh sang cá khoẻ trong cùng ao nuôi, trại nuôi, qua nguồn nước, dụng cụ...
+Dấu hiệu bệnh lý
- Bệnh gây tỷ lệ chết cao trong đàn cá nuôi, đặc biệt ở cá nhỏ, do đó khi thấy có hiện tượng cá rô phi nuôi chết nhiều, không rõ nguyên nhân thì có thể nghi đây là bệnh do vi rút TiLV gây ra.
- Cá mắc bệnh có biểu hiện chán ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu); thay đổi tập tính bơi lội( như tập trung trên bề mặt, bơi lờ đờ), ngừng kéo đàn, hôn mê trước khi chết.
- Các dấu hiệu bên ngoài có thể có, gồm: Hiện tượng xung huyết, xuất huyết não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến mảng trên da; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thuỷ tinh thể; xoang bụng và hậu môn phình to; vẩy dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị ăn mòn.
+ Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Hiện nay, chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này, vì vậy cần áp dụng các biện pháp nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi:
- Nếu có hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống.
- Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan;
- Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý cá chết và chất thải theo hướng của các cơ quan chuyên môn.
- Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi cho phòng thử nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường quản lý ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan qua dụng cụ, phương tiện và con người (Sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc sát trùng