Phòng và trị một số bệnh trên cua

Cua- loài vật luôn được xem là loài thủy sản hấp dẫn, vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại mang đến hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, mô hình nuôi cua rất phát triển nhưng năng suất đáp ứng nhu cầu của thị trường vẫn còn khá thấp do tỷ lệ mắc bệnh và chết ở mức khá cao.

Cua biển
Cua biển là một trong những loài thủy vật mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con nuôi trồng cua. Ảnh: Con trai miền Tây

Bệnh đen mang 

Bệnh đen mang trên cua biển do các ký sinh trùng sán lá đơn chủ gây ra (Sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tơ, chúng đục thủng mang gây hoại tử mang cua). Bệnh thường xuất hiện nhiều sau khi nước có độ mặn thấp hoặc sau khi mưa lớn. Nấm, vi khuẩn dạng sợi, hay khi nồng độ các khí độc Amoniac và Sulfua hydro cao trong môi trường đầm nuôi. 

Khi bị bệnh, mang cua sẽ xuất hiện những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen, sau một thời gian mang sẽ có mùi rất tanh và thối từng phần cho tới toàn bộ mang cua. Phần vỏ ngoài của thân cua bệnh có các đốm đen, sau đó gây mù mắt. Bệnh xuất hiện trên cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Thêm vào đó, sau khi mắc bệnh cua bỏ ăn, gầy yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động. 

Bệnh đen mangBệnh đen mang khiến cho sức khỏe cua suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, gây chết cua. Ảnh: dinhduong.online

Bà con có thể điều trị bệnh bằng cách tắm cho cua bằng Formol (nồng độ 16 - 30 ml/m3 nước) trong 15 - 20 phút, có sục khí, thời gian điều trị từ 6 - 8 ngày. Tắm cho cua bằng dung dịch Sulfat đồng với nồng độ 0,6 g/m3, tắm trong khoảng 6 - 8 phút/lần, có sục khí. Thời gian chữa trị là từ 6 - 8 ngày. Đồng thời, thực hiện dùng vôi bột để diệt các địch hại như ký sinh trùng, vi khuẩn. 

Bệnh đốm trắng – vàng trên vỏ 

Dấu hiệu của bệnh này có thể nhận thấy bằng mắt thường, khi mắc bệnh cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết. Trên mai và yếm xuất hiện đốm trắng - vàng. Nếu cua có đốm trắng – vàng nhưng biểu hiện vẫn khỏe mạnh vận động và cảm giác bắt mồi nhanh thì đó là dấu hiệu sinh lý trước khi lột xác. Màu sắc này có thể trong nước giàu canxi và magie hay vôi bột bám là bình thường. Các đốm trắng – vàng này sẽ hết sau khi lột xác. 

Để điều trị, người nuôi cần trộn thêm kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid,… và các vitamin A, C bổ sung vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cua biển. 

Phòng và trị bệnh do Vibrio

Một số loài Vibrio anguillarum, V. alginolyticus, V. parhaemolyticus là nguyên nhân gây bệnh hoại tử trên cua biển. Khi bị bệnh, phần phụ bụng và cơ của cua bị hoại tử, màu sắc có thể bị biến đổi, hình thành các khối u màu trắng bên trong mô cơ thể (đặc biệt là mang), khi mắc bệnh cơ thể yếu và hoạt động chậm chạp, ăn ít hoặc bỏ ăn. 

Điều trị bệnh, cần phun trong ao 2 - 3 mg/lít Terramycin hoặc 1 mg/lít Norfloxac với tần suất 1 lần/ngày, tiến hành trong 3 - 5 ngày. Trộn Terramycin vào thức ăn cho cua (với liều lượng 0,1 - 0,2 g/kg trọng lượng cơ thể cua), cho ăn 1 - 2 lần/ngày, trong 7 ngày liên tục. 

Khuẩn VibrioKhuẩn Vibrio nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho chủ trại nuôi tổn thất rất lớn. Ảnh: nanonna.com

Để phòng bệnh, cần đảm bảo cua được chọn đồng đều, khỏe mạnh, màu tươi sáng, tốt nhất nên lấy giống cua sản xuất nhân tạo, ương trong giai đạt kích cỡ 1,5 - 2 cm. Trước khi thả nên sát trùng bằng dung dịch Formalin (20 - 30 ppm) hoặc Sulfat đồng (2 - 4 ppm) trong vong 20 - 30 phút. Trong thời gian từ lúc bắt đầu thả nuôi, có thể dùng thuốc phun vào ao, nồng độ thuốc thấp hơn 7 - 10 ppm so với nồng độ tắm cho cua. Chỉ nên áp dụng với ao nhỏ, mật độ nuôi cao. 

Thả nuôi với mật độ thích hợp, nên thả 1 con/m2, trong quá trình chăm sóc cần chú ý tránh làm xây xát cua, đảm bảo chất lượng nước tốt, sát trùng bể ương bằng dung dịch KMnO4 (thuốc tím) với liều lượng 15 – 20 ppm (mg/l), ngâm dụng cụ ương nuôi trong 50 ppm Chlorine trong 1 giờ. Đồng thời, cần khử trùng nước ngọt bằng 10 ppm Chlorine. 

Phòng ngừa các mầm bệnh trong thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống, có thể khử trùng thức ăn trước khi cho vật nuôi ăn. Thức ăn rửa sach ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 - 10 ppm trong 20 - 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho cua ăn. Cho cua ăn thức ăn được nấu chín là tốt nhất. 

Đăng ngày 28/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 14:56 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:56 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 14:56 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 14:56 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 14:56 13/01/2025
Some text some message..