Phù Cát (Bình Định) phát triển nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Trong những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, người dân xã Cát Minh, huyện Phù Cát đã phát triển mạnh mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá, vừa mang lại thu nhập ổn định vừa góp phần bảo vệ môi trường nuôi sinh thái theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro bệnh dịch, góp phần phục hồi và phát triển cây ngập mặn.

Tôm sú
Tôm sú trong ao nuôi ghép. Ảnh: NTN

So với hình thức nuôi chuyên tôm như trước đây thì việc nuôi ghép tổng hợp đơn giản và ít rủi ro hơn. Hiệu quả kinh tế mang lại tuy không cao bằng nhưng ổn định và bền vững. 

Đồng thời, đây là hình thức nuôi theo hướng an toàn sinh học, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, không sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh, tạo ra được sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Nguyễn Thanh Hổ, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, cho biết: với ao nuôi diện tích 01 ha, gia đình tôi tiến hành thả 100.000 con giống tôm sú kích cỡ 3-5 cm/con, 1.000 con cá chua giống kích cỡ 4 - 6 cm/con và 2.000 con cua xanh giống kích cỡ 1,5 cm/con. Sau khoảng 5 tháng nuôi, tôm sú đạt kích cỡ 20 g/con, cua xanh 250 g/con, cá chua 400 g/con thì có thể tiến hành thu hoạch, giá cả thì rất ổn định, nhờ không sử dụng kháng sinh nên sản phẩm thu hoạch rất được ưa chuộng, ước tính lợi nhuận cho một vụ nuôi có thể lên đến 200 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, việc nuôi ghép nhiều đối tượng trên cùng một diện tích sẽ hạn chế được nguồn thức ăn dư thừa, giảm thiểu đáng kể lượng chất thải trong môi trường ao nuôi, hạn chế được ô nhiễm và dịch bệnh phát sinh. Ngoài ra, đối với những ao nuôi có cây ngập mặn phát triển sẽ phát huy được chức năng lọc nước, ổn định các yếu tố môi trường nước, giúp cho tôm, cua, cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Cá chuaCá chua. Ảnh: NTN

Theo ông Lê Kim Đông, người có kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng thủy sản xã Cát Minh cho hay: Khi nuôi ghép tôm, cua, cá thì chỉ cần cho ăn một đối tượng nuôi chính, cụ thể là tôm. Nhờ đặc tính không tranh giành thức ăn của nhau nên thức ăn thừa của tôm sẽ được cua, cá sử dụng.

Với các loài cá chua, cá đối, cá dìa ăn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao và chất thải, mùn bã hữu cơ nên môi trường ao nuôi luôn ổn định, không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, ao nuôi tận dụng sự lên xuống thủy triều để thay nước, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, tiết kiệm được một phần chi phí thức ăn đáng kể. 

Được biết, từ năm 2022, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, ông Đông đã triển khai mô hình nuôi ghép tổng hợp, hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan, vừa mang lại thu nhập ổn định và góp phần bảo vệ và phục hồi cây ngập mặn trong ao. Đến nay, ông vẫn duy trì mô hình này, đồng thời hỗ trợ các hộ nuôi xung quanh cùng phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nuôi kết hợp nhiều đối tượng nuôi trên cùng một diện tích ao theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng thuốc hóa chất, kháng sinh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai và nhân rộng mô hình này tại các huyện Phù Cát và Tuy Phước, qua đó tạo điều kiện cho nhiều người dân tham gia học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và áp dụng vào điều kiện ao nuôi của gia đình. Đây là hướng đi phù hợp cho người dân, vừa giúp có thêm thu nhập, bảo vệ môi trường ao nuôi, vừa thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, phát triển nghề nuôi ổn định, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cua xanhCua xanh. Ảnh: NTN

Theo đó, không phải vùng nuôi tôm nào cũng đủ điều kiện để áp dụng công nghệ cao trong nuôi thâm canh, do vậy, mô hình nuôi tổng hợp là hướng đi phù hợp cho các hộ dân sống ven các đầm có cây ngập mặn. Nhiều hộ dân đã trồng thêm cây ngập mặn ở trong và xung quanh bờ ao để chống xói lở, giữ bờ ao, tạo cảnh quan, không gian của hệ sinh thái cây ngập mặn, giảm được chi phí đầu tư và tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.

Đăng ngày 26/01/2024
NTN @ntn
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 07:50 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 07:50 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 07:50 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 07:50 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 07:50 22/06/2025
Some text some message..