Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cá người dân phải đối mặt với không ít khó khăn là bệnh dịch xuất hiện thường xuyên do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra như bệnh thối mang, lở loét, xuất huyết... gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Do đó, bổ sung các chất phụ gia vào thức ăn kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh là cần thiết và là một phương pháp hữu hiệu vừa kinh tế và an toàn sinh học.
Cineol là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, là một ete vòng và cũng là một monotecpenoit. Cineol được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Eucalyptol, 1,8-cineol, 1,8-cineole, limonen oxit, cajeputol, 1,8-epoxy-p-menthan, 1,8-oxido-p-menthan… Cineol có mùi thơm tươi mát, hơi cay và chiếm tỷ lệ 90% trong tinh dầu của chi Bạch Đàn, Khuynh Diệp (Eucalyptus) và được biết đến để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và ngoài da trên người, nhưng nghiên cứu trên động vật thủy sản còn hạn chế.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung 1,8 ‐ cineole đối với các phản ứng sinh lý, miễn dịch và chống oxy hóa của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) khi bị stress ở mật độ cao.
Nghiên cứu ứng dụng cineol lên cá hồi
Thí nghiệm được tiến hành với 6 nghiệm thức bổ sung 1,8 ‐ cineole với các nồng độ 0 (đối chứng), 0.05, 0.1, 0.25, 0.5 và 1% cineole trong vòng 50 ngày và sau đó tiếp xúc với stress nuôi mật độ cao trong 14 ngày. Các dấu hiệu căng thẳng huyết thanh (cortisol, glucose, lactate, T4 và T3), các phản ứng chống oxy hóa [hoạt động catalase (CAT) và superoxide effutase (SOD) và tổng khả năng chống oxy hóa (TAC) và malondyaldehyd (MDA)] và phản ứng miễn dịch lysozyme và hoạt động bổ sung thay thế (ACH50) và tổng mức immunoglobulin (Ig) ], và bạch cầu trong máu (WBC) và số lượng vi phân được đo trước và sau khi căng thẳng.
Kết quả
Cá khi tiếp xúc với stress sẻ gia tăng nồng độ cortisol, glucose và lactate huyết thanh gây ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá.
Kết quả sau nghiên cứu cho thấy 1% cineol có khả năng làm giảm mức cortisol gây căng thẳng trên cá và tăng nồng độ T huyết thanh sau khi căng thẳng. Tăng nồng độ cineole trong chế độ ăn làm giảm đáng kể nồng độ cortisol, glucose và lactate huyết thanh, trong khi đó hàm lượng CAT, SOD, lysozyme trong huyết thanh và các hoạt động ACH50, và mức TAC và bạch cầu đơn nhân đều tăng đáng kể.
Cá được bổ sung cineol vào khẩu phần ăn có tỉ lệ sống và hiệu suất tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng mức 0,5 - 1% sẻ đem lại hiệu quả cao nhất. Cineole giúp cá có khả năng ngăn chặn tác dụng phụ khi cá bị stress khi tiếp xúc với các điều kiện bất lợi của môi trường. Điều này là hết sức có lợi trong sức khỏe của cá, giúp kích thích tăng trưởng và tăng cường tỉ lệ sống. Do đó, được khuyến nghị đưa vào chế độ ăn của cá hồi để ngăn chặn tác dụng phụ của stress.
Theo Ali Taheri Mirghaed, Seyyed Morteza Hoseini, Melika Ghelichpour.