Phụ phẩm tôm: Từ vô giá trị trở thành vô giá

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Quốc gia Philippines (NFRDI) gần đây đã tìm ra phương pháp mới để chuyển chất thải chế biến đầu tôm thành bột thực phẩm, có khả năng tạo ra một nguồn thu nhập mới cho ngành tôm.

phụ phẩm tôm
Thành phần chính của đầu tôm là protein (54,4%), khoáng chất (21,1%), lipid (11,9%), kitin (9,3%) và một lượng nhỏ các carotenoid có giá trị. Ảnh onezoo

Phụ phẩm tôm là gì?

Phần lớn tôm xuất khẩu được chế biến dưới dạng bóc vỏ, bỏ đầu hoặc tôm lột nên phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến tôm chủ yếu là đầu và các mảnh vỏ, mảnh thịt vụn và tôm hỏng. Phụ phẩm này chiếm 50% nguyên liệu thô, có nghĩa là gần một nửa số tiền chi tiêu đã bị hoang phí. Xử lý không đúng cách những phụ phẩm này có thể gây hại cho môi trường do đặc tính giàu chất dinh dưỡng của chúng. 

phụ phẩm tôm
Xử lý không đúng cách những phụ phẩm này có thể gây hại cho môi trường. Ảnh vkusnyashki

Thành phần dinh dưỡng bên trong phụ phẩm

Những chất thải này được xem là nguồn cung cấp protein và dầu biển tốt. Thành phần chính của đầu tôm là protein (54,4%), khoáng chất (21,1%), lipid (11,9%), kitin (9,3%) và một lượng nhỏ các carotenoid có giá trị. 

Heu và cộng sự (2003) cũng đã nghiên cứu số lượng các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của các sản phẩm phụ của tôm, bao gồm các axit béo, axit amin, khoáng chất và phốt pho. Những hợp chất có giá trị này có thể bổ sung một số lượng không hề nhỏ vào lợi nhuận tổng thể sau quá trình xử lý thích hợp (Prameela và cộng sự, 2012).

Hậu quả với sản lượng phụ phẩm quá nhiều 

Với việc sản xuất và tiêu thụ tôm ngày càng tăng của thế giới, số lượng chất thải được tạo ra từ các công ty chế biến cũng sẽ tăng lên. Mặc dù không có hồ sơ địa phương về quản lý chất thải, việc xử lý không đúng cách các phụ phẩm chế biến từ tôm giàu dinh dưỡng có thể tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách làm giàu các vùng nước gần đó, cuối cùng dẫn đến cạn kiệt ôxy và quá tải các chất dinh dưỡng.

Từ nghiên cứu này, các loại bột được phát triển từ chất thải đầu của tôm sú Penaeus monodon, cả có và không có vỏ, đều có giá trị dinh dưỡng cao, có chất lượng lý hóa, vi sinh và cảm quan chấp nhận được, qua đó cho thấy những phẩm chất có triển vọng để phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, một khám phá về thời hạn sử dụng của bột đầu tôm không có mai có thể lên đến sáu tháng bảo quản. Dữ liệu này có thể giúp tiếp tục sử dụng bột đầu tôm vào một sản phẩm thực phẩm chế biến từ tôm phức tạp hơn và đề xuất một cách thay thế để giảm thiểu chất thải thủy sản qua quá trình xử lý. 

Biến đổi đầu tôm thành bột giá trị gia tăng

Từ những lợi ích cũng như ảnh hưởng do sản lượng phụ phẩm ngày càng tăng thì phương pháp biến đầu tôm thành bột nên được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Nhờ đó, các nhà sản xuất chế biến thực phẩm sẽ không chỉ giảm lãng phí mà quan trọng hơn là thu được lợi nhuận từ các nguyên liệu bỏ đi.

Theo Rosa Bassig, Chuyên gia Nghiên cứu Khoa học cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Sau Thu hoạch Thủy sản của NFRDI, khoảng 200g bột được sản xuất trên một kg đầu tôm tươi. Không xa vời cho công việc kinh doanh dựa trên những sản phẩm chế biến từ phụ phẩm tôm - những gì đáng lẽ chỉ là phế thải đã được chuyển đổi thành một thứ có giá trị.

Bột có thể được sử dụng như gia vị hương vị tôm, nước dùng hải sản, hoặc súp. Hơn nữa, nó có thời gian bảo quản lên đến sáu tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ 28-30° C dựa trên một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thủy sản Philippines. Sự phát triển công nghệ này góp phần vào cuộc chiến chống lãng phí lương thực và chế biến của thế giới đồng thời mang lại thu nhập và sinh kế cho các ngành chế biến tôm cá trong tương lai. 

Đăng ngày 10/03/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:20 22/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 10:20 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 10:20 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 10:20 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:20 22/11/2024
Some text some message..