Phú Thọ thơm hương dược liệu

Có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng cây dược liệu, những năm gần đây, người dân xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa các giống cây dược liệu cho thu nhập cao như sả, nghệ, hoài sơn… vào trồng tại đồng đất quê nhà.

Dược liệu
Người dân khu 8 đưa cây dược liệu trạch tả vào trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những ngày cuối năm, không khí sản xuất ở Mỹ Lung càng thêm nhộn nhịp. Chuyển những bó lá sả xanh mướt còn đọng những hạt sương từ trên xe xuống lò chưng cất tinh dầu sả ở khu 5, đảng viên trẻ, ông chủ lò chưng cất tinh dầu sả duy nhất của xã Đinh Hùng Vĩ vui vẻ nói với chúng tôi: Khi mới đưa cây sả về trồng thử nghiệm tại ruộng đất gia đình, tôi cũng lo lắng không biết có phù hợp với chất đất hay không, sau vài lứa thu hoạch lá, nhìn thấy hiệu quả, người dân bắt đầu chuyển đổi sang trồng sả bán lá cho tôi. Sản phẩm tinh dầu sả của gia đình hiện được nhiều nơi biết đến, tuy nhiên do diện tích trồng sả của xã còn ít nên tôi vẫn phải đi mua lá sả ở nơi khác về chưng cất. 

Bắt đầu đưa cây sả về trồng tại xã từ năm 2018, lúc đầu chỉ có 20 hộ tham gia với diện tích 3ha, đến nay toàn xã đã có hơn 30 hộ trồng cây dược liệu với diện tích 6ha.“Trồng sả vốn đầu tư không lớn, cứ 45 ngày cắt lá bán 1 lần, vòng đời của cây sả 9 năm nên thu nhập cao hơn trồng các loại cây hoa màu khác”, bà Sa Thị Huyền Trang, hộ trồng sả tại khu 9 cho biết.

Năm 2018, Đảng ủy xã Mỹ Lung ban hành Nghị quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó đề ra mục tiêu mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Năm đầu thực hiện nghị quyết, xã chuyển đổi hơn 20ha trồng các loại cây dược liệu như: Nghệ, gừng, hoài sơn, sả, cúc hoa, cỏ ngọt… bước đầu một số cây dược liệu phù hợp với chất đất, cho năng suất, thu nhập cao hơn trồng lúa và các cây hoa màu khác. Ông Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2018, năm đầu tiên thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã, chúng tôi ký kết với các doanh nghiệp cung ứng giống dược liệu và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích người dân trồng ồ ạt mà chỉ đạo trưởng các ban, ngành, đoàn thể trong xã vận động gia đình trồng trước, nếu cây nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ nhân ra diện rộng. Sau một năm trồng thử nghiệm, nhận thấy cây cúc hoa và cỏ ngọt không phù hợp với thổ nhưỡng của xã nên chúng tôi không đưa vào danh sách chuyển đổi cây trồng. Hiện toàn xã có 18ha trồng cây dược liệu, trong đó cây quế: 5,5ha, hoài sơn 2ha, sắn dây 3,5ha, sả 5ha, nghệ 2ha.


Anh Trần Văn Khoa chăm sóc vườn dược liệu hoài sơn.

Là hộ có diện tích trồng nghệ tương đối lớn của xã, anh Trần Mạnh Cường, Trưởng khu 9 cho biết: Năm 2018 gia đình tôi trồng 1,7 mẫu nghệ, trong đó có giống nghệ xoắn do doanh nghiệp cung ứng giống, tuy nhiên do giống nghệ này không phù hợp với thổ nhưỡng nên hiệu quả không cao. Năm nay các hộ trồng nghệ giảm nhiều, gia đình tôi chỉ trồng 8 sào, giống mua từ Hưng Yên, bước đầu cho thấy giống nghệ này phù hợp với chất đất, không sâu bệnh. Hy vọng vụ này nghệ sẽ có năng suất cao, giá trị thu về lớn hơn.

Ký kết với các doanh nghiệp cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm, hiện nay ở Mỹ Lung, ngoài cây sả vẫn duy trì được diện tích, cây hoài sơn, sắn dây bước đầu cũng có triển vọng. Ông Sa Quốc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân xã thông tin: Năm 2018 giá trị kinh tế từ nghệ, hoài sơn, sắn dây, cúc hoa đạt 600 triệu đồng. Việc chuyển đổi sang trồng cây dược liệu bước đầu cho giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa, trồng màu. Hiện xã đang thử nghiệm mô hình trồng 2ha cây trạch tả, bước đầu cây sinh trưởng, phát triển tốt cho triển vọng cao.

Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng 140 gốc sắn dây, ông Phạm Thanh Tuyền ở khu 8 cho biết: Năm 2018 gia đình tôi trồng 40 gốc sắn dây thu về 40 triệu đồng, năm nay gia đình tôi mở rộng diện tích lên 1ha. Trồng sắn dây không mất nhiều công chăm sóc, cho giá trị kinh tế cao.

Ông Khúc Văn Xuyên- Bí thư Đảng ủy xã nhấn mạnh thêm: Ngoài đặc sản gạo nếp Gà Gáy, chúng tôi đang lựa chọn để xây dựng thêm thương hiệu của xã. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây dược liệu bước đầu cây sả đã cho hiệu quả và có sản phẩm tinh dầu sả dược liệu Mỹ Lung. Chúng tôi hy vọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ xây dựng được thêm thương hiệu cây dược liệu có xuất xứ từ Mỹ Lung.

Chia tay Mỹ Lung, thoảng trong gió mùi thơm từ lò chưng cất tinh dầu sả như níu kéo chúng tôi, hai bên đường những dàn sắn dây, hoài sơn xanh ngắt trải dài, những vạt nghệ đang héo lá để nuôi củ hứa hẹn thêm một vụ bội thu từ cây dược liệu. Đó đây, trong sắc xuân đang kề cận, hương thơm dược liệu Mỹ Lung thêm quyến rũ, nồng nàn.

Báo Phú Thọ
Đăng ngày 09/01/2020
Chi Hương
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 23:39 27/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:39 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 23:39 27/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 23:39 27/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 23:39 27/09/2024
Some text some message..