Phú Yên: Nông dân ven đầm Ô Loan bội thu từ đánh bắt cua, tôm đất

Trong vòng 5 năm trở lại đây, chưa năm nào, người dân 5 xã An Cư, An Ninh Đông, An Hòa, An Hải, An Hiệp, sống ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bắt cua, tôm đất bội thu như năm nay. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cẩn trọng đối với loại hải sản từ các nơi khác được đưa đến bán.

Phú Yên bội thu từ đánh bắt cua, tôm đất
Phú Yên bội thu từ đánh bắt cua, tôm đất

Thu tiền triệu

Ông Bùi Tấn Thìn ở xã An Cư, bơi sõng thả lưới bắt cua, cho biết: Khác với các loại hải sản khác chỉ bắt được ban đêm, đối với con cua thì thả lưới bắt cả ngày lẫn đêm. Cua y, con 2 lạng trở lên, thịt săn chắc, giá bán 150.000 đồng/kg; cua sô, yếm mềm thịt xốp giá 100.000 đồng/kg; cua gạch 250.000-300.000 đồng/kg (tùy loại). Trung bình bắt một đêm bán sa cạ được 500.000-600.000 đồng, có người đánh bắt cả ngày lẫn đêm thu tiền triệu. Hiện nay, lứa cua lớn rộ nhiều, còn cách đây 2 tháng cua còn nhỏ, người nào bắt giỏi cả ngày lẫn đêm cũng chỉ thu 200.000-300.000 đồng.

Còn ông Phan Minh ở xã An Hiệp, vui mừng nói: Cua năm nay xuất hiện nhiều. Ngoài cua lớn, lứa cua nhỏ rất nhiều. Hồ nuôi tôm ở đây bờ hồ làm bằng đá gọi là hồ hở, nhiều người lận lưới lỗ nhỏ vào bên trong mua cua nhỏ thả lại hồ tiếp tục nuôi, sau đó bán cua gạch.

Theo ông Trương Văn Tấn, một người chuyên mua cua ở đầm Ô Loan, mỗi ngày đi quanh đầm mua gom lại thì có gần 1 tấn cua, chưa năm nào đầm Ô Loan “phá” kỷ lục về số lượng cua như năm nay. Cua chui sống dưới kẽ đá hồ nuôi tôm, có người bắt được cua nặng nửa ký. Cua gạch đầm Ô Loan xếp vào loại thượng hạng. Không cầu kỳ chế biến mà chỉ cần hấp, luộc, nướng, gạch cua có vị béo rất ngon. Mấy năm qua, cua đầm Ô Loan “vắng bóng” do cửa đầm An Hải bị bồi lấp không thông ra cửa biển được, nguồn nước bị ô nhiễm nặng; năm rồi có mưa lụt, cửa đầm được thông ra biển, nguồn nước thông nhau nên tạo điều kiện cho các loại hải sản ở đầm phát triển, nên năm nay được mùa. Những ngày qua, bạn hàng từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương gọi điện thoại ra đặt hàng rất nhiều.

Bà Trần Thị Thu, nhà ở cạnh mé đầm thuộc xã An Ninh Đông, nói: Nhiều năm liền, đầm Ô Loan “đói”, buồn thiu, người dân quanh đầm đi làm ăn xa; nay đầm hồi sinh nhiều loại tôm, cua nên ban đêm người đi đánh bắt chong đèn sáng rực. Riêng tôm đất, mỗi đêm đi đóng chấn bắt được 4-5kg, bán với giá 200.000 đồng/kg; có người một đêm đánh bắt được trên 10kg tôm đất, thu nhập trên 2 triệu đồng. Tôm đất là đặc sản của đầm, tuy nhiên trước đây do cửa biển An Hải bồi lấp nên nước trong đầm ô nhiễm nặng, gần 5 năm qua, tôm đất trong đầm “vắng bóng”.

Cẩn trọng hải sản từ nơi khác đến

Tại thôn Phú Tân 1, Tân Long (xã An Cư), nhiều phụ nữ ngồi cạy hàu bên đầm và bán với giá 20.000 đồng/kg hàu vỏ, còn hàu ruột là 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo nhiều người dân chuyên đi bắt hải sản trong đầm, có một số người bán hàu ven đầm Ô Loan giá chỉ khoảng 70.000-90.000 đồng/ký hàu ruột, đó là hàu từ Huế chở vào. Hàu ở đầm Ô Loan mới rạy, con to lắm chỉ bằng 2-3 ngón tay, còn hàu từ Huế chở vào to bằng bàn tay người lớn. Do hàu khan hiếm không đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh, nên các thương lái đi mua hàu từ nơi khác về bán kiếm lời. Hàu Ô Loan con nhỏ, ăn ngọt, thịt dai, còn hàu nơi khác con to, thịt mềm nhũn.

Ông Hồ Thanh Riếu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy An, cho biết: Mấy năm gần đây, nguồn nước đầm Ô Loan ô nhiễm nên các loại hải sản dưới đầm chết dần. Cuối năm rồi, Phú Yên có mưa lụt lớn nên cửa An Hải được mở rộng, nguồn nước mặn tràn vào đầm dồi dào nên nhiều loại hải sản hồi sinh, có gia đình thu nhập khá từ bắt cua, tôm đất. Đối với hàu, điệp thì sinh trưởng chậm nên con còn nhỏ. Do vậy, thời gian qua, hàu từ nơi khác chở đến bán ven đầm. Hội Nông dân huyện phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền vận động người buôn bán qua khâu trung gian không vì hám lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến uy tín hải sản đầm Ô Loan và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven đầm. Đồng thời, UBND và Hội Nông dân các xã ven đầm Ô Loan đã khuyến cáo người dân sống quanh đầm, không vì hám lợi trước mắt mà dùng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như xung điện, lờ Thái Lan… làm cạn kiệt hải sản nhỏ mới hồi sinh trong đầm.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 11/04/2017
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 16:45 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:45 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:45 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:45 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:45 28/12/2024
Some text some message..