Phú Yên: Sò huyết Ô Loan được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sò huyết Ô Loan nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Phú Yên: Sò huyết Ô Loan được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Ảnh minh họa: Internet

Ô Loan là tên một đầm thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là vực nước ven bờ biển do lưu vực vùng cửa sông tạo nên. Đầm Ô Loan là loại đầm kín, trải dài theo hướng Bắc - Nam, chạy song song với bờ biển và ngăn cách với bờ biển bởi một dải cát, đầm tiếp nhận nước từ các sông Phượng Lụa, sông Gò Duối và thông với biển qua cửa Tân Quy xã An Hải. Đáy đầm tương đối bằng phẳng và khá nông, độ sâu từ 1,2m - 1,4m. Đặc thù lớp đáy đầm là lớp bùn khá dày, bề mặt bằng phẳng, mềm và mịn, ở giữa đầm về phía Nam và phía Tây là lớp bùn cát, ở phía Bắc và Đông Bắc là lớp cát bùn. Đầm Ô Loan nằm trong hệ sinh thái rong - cỏ biển và là vùng thủy vực trung gian nên khu vực địa lý này có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng.

Năm 1997, đặc sản sò huyết này là một trong những yếu tố để đầm nước lợ Ô Loan được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Sò huyết Ô Loan thuộc giống sò A.granosa, thân sò tròn, vỏ dày dạng hình trứng, hai vỏ bằng nhau. Mặt ngoài vỏ có gờ phóng xạ phát triển và vòng sinh trưởng. Số lượng gờ từ 20 đến 22 gờ, trên mỗi gờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Bản lề rộng, hình thoi, có màu nâu đen. Vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn, hình tam giác. Mặt ngoài vỏ sò huyết có màu nâu đen, xám trắng, mặt trong vỏ có màu trắng sứ. Lượng huyết nhiều và màu đỏ tươi. Những tính chất, chất lượng đặc thù của sò huyết Ô Loan có được là do điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực đầm Ô Loan và kỹ thuật nuôi sò huyết của người dân.

Tại đầm Ô Loan, người nuôi chọn sò huyết giống khỏe, có kích cỡ từ 400 con/kg - 500 con/kg, vỏ ngoài không dập bể, màu nâu đậm, mở vỏ thấy bên trong nội tạng đầy đặn, huyết đỏ tươi, để ráo nước tỷ lệ sò giống thò chân bò di chuyển phải đạt trên 95%. Mật độ thả giống là khoảng 6,36 con/m². Kinh nghiệm chọn địa điểm nuôi sò huyết là chọn vùng có sò huyết tự nhiên phân bố, môi trường nuôi ổn định, vùng nuôi sò huyết phải cách xa hoặc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải, ưu tiên chọn vùng hạ triều.

Bên cạnh đó, người nuôi sò huyết tiến hành kiểm tra môi trường nước hàng tháng và kiểm tra lưới cọc 3 tháng/lần. Sò huyết chỉ được khai thác khi chiều dài sò huyết đạt từ 3cm trở lên và từ lúc thả giống đến lúc thu hoạch ít nhất là 12 tháng đối với sò huyết nuôi. Vật liệu dùng để đóng gói sò huyết phải sạch sẽ, thông thoáng. Dán nhãn sản phẩm lên từng túi/hộp sò huyết với mực in không độc hại, trên nhãn sản phẩm phải ghi tối thiểu nội dung “Sò huyết đầm Ô Loan”.

TCTS
Đăng ngày 15/03/2018
Hà Kiều
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:13 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:13 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:13 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:13 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:13 26/11/2024
Some text some message..