Phục hồi loài cá Mỵ đặc sản của Công viên đá

Nhiều năm trước, chúng tôi từng được người dân sống hai bên hẻm vực Tu Sản (Mèo Vạc) kể chuyện về loài cá có cái tên rất đẹp là Mỵ sống ở dòng Nho Quế vắt vẻo, trong xanh. Người dân các xã ở Mèo Vạc bám bên 2 bờ Nho Quế trước đây cũng thường bắt được những chú cá Mỵ đặc sản về thưởng thức.

Phục hồi loài cá Mỵ đặc sản của Công viên đá
Cá Mỵ giống được nuôi nghiên cứu tại Trung tâm Thủy sản Hà Giang

Cá Mỵ trước có rất nhiều ở sông Nho Quế, thường có trọng lượng từ 1 đến vài kg, cá biệt có con nặng đến 6 - 7kg. Vào những ngày thời tiết đẹp, nước trong và chảy chậm, người dân có thể bắt gặp những đàn cá Mỵ hàng chục con lượn lờ giữa làn nước.

Cá Mỵ có tên khoa học là Golden Sinilabeo Graffeuilli, thuộc họ cá Chép. Ở một số địa phương của Hà Giang, bà con còn gọi cá Mỵ là cá My. Cá có thân lớn, mình dài, vảy tương đối lớn, điểm dễ nhận biết là cá có 2 đôi dâu, vây ngực, vây bụng có góc xám, ngọn vàng sẫm. Chất lượng thịt của loài cá Mỵ rất thơm, ngon, chính vì thế đây là loài cá quý của tỉnh Hà Giang nói chung và của vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng.

Cá Mỵ thường sống ở vùng đáy, trung lưu và thượng lưu các sông suối lớn, nơi có nước chảy và đảm bảo nguồn nước trong sạch. Đây là loài cá duy nhất chỉ có ở Việt Nam và cũng phân bố ở một số ít tỉnh, trong đó đặc biệt là tỉnh Hà Giang. Đến nay, cá Mỵ được phát hiện có ở các sông Nho Quế, huyện Mèo Vạc; một số suối ở khu vực các xã Hữu Vinh, Mậu Duệ, huyện Yên Minh; khu vực suối Má, huyện Vị Xuyên và khu vực xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang. Vùng Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi phát hiện có nhiều cá Mỵ nhất.

Cá Mỵ là một loài cá có sản lượng tự nhiên rất ít, nơi sinh sống đã và đang bị thu hẹp, bị săn bắt nhiều, vì thế cá Mỵ cùng với một số loài cá khác như cá Dầm Xanh, Anh Vũ, cá Chiên, cá Lăng Chấm, cá Chày đất được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức độ nguy cấp, cần được bảo vệ. Trước việc môi trường sống của cá Mỵ bị thu hẹp nghiêm trọng, các bãi đẻ tự nhiên của loài cá này gần như không còn; sự thay đổi của các dòng nước, biến đổi khí hậu cũng như các cánh rừng tự nhiên giảm đã làm thay đổi tập tính sinh sản của loài cá này. Việc khai thác tận thu, thậm chí hủy diệt đã khiến cho cá Mỵ ngày càng khó tìm trên các dòng sông, suối ở Hà Giang.

nuôi cá, nuôi cá đặc sản, cá đặc sản, cá Mỵ, cá giống, sản xuất cá giống

Cán bộ Trung tâm Thủy sản đang làm kỹ thuật thăm trứng cá Mỵ mẹ.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại một số địa phương trong tỉnh, Trung tâm Thủy sản Hà Giang đã xây dựng Đề tài nhân giống, bảo tồn loài cá Mỵ. Anh Vi Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết, nhận thấy sự nguy cấp của loài cá Mỵ cũng như nhận thấy những giá trị đặc biệt của loài cá này, Trung tâm đã đề xuất việc thu gom cá giống từ người dân, nghiên cứu các tập tính của loài và đang tiến hành nhân giống phục vụ bảo tồn, tái tạo loài cá Mỵ. Anh Ngọc vui mừng khẳng định, hiện nay Trung tâm đang nuôi khoảng 1.000 con cá Mỵ giống, con to nhất có trọng lượng trên 1kg và đang trong quá trình chuẩn bị cho sinh sản. Từ quá trình nghiên cứu có thể khẳng định, cá Mỵ cũng có thể thuần hóa để nuôi trong ao với các loại thức ăn như rong, rêu và chất hữu cơ mục nát…

Việc nghiên cứu, nhân giống tiến tới bảo tồn loài cá Mỵ là một việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh những loài sinh vật đặc hữu và đặc biệt đang có nguy cơ biến mất trong môi trường sống thiên nhiên ngày càng biến đổi. Đặc biệt, việc nhân giống loài cá này cũng mở ra hướng đi cho một loài có thể trở thành vật nuôi kinh tế cho người dân. Với hình thức đẹp, có đôi râu đặc trưng, màu sắc xanh, vàng cá Mỵ cũng được coi là một loài cá như cá Bỗng, được nhiều gia đình nuôi trong các bể lớn, ao trong vườn làm cảnh. Đặc biệt, đối với khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, giống cá Mỵ khi được phục hồi, nhân rộng sẽ bổ sung thêm sự đa dạng sinh học cho những dòng sông, suối, nổi bật là dòng Nho Quế xinh đẹp.

Báo Hà Giang
Đăng ngày 27/06/2019
Lê Lâm
Kỹ thuật

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 22:51 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 22:51 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:51 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 22:51 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 22:51 06/05/2024